Page 4 - MuDo67
P. 4
đỉnh Đông Á (EAS) tại thủ đô Nam Vang. EAS là một diễn đàn quan
trọng, gồm 16 quốc gia, thêm hai thành viên mới là Nga và Mỹ, mục
tiêu xây dựng các khuôn khổ an ninh, mậu dịch, đồng thời thúc đẩy hòa
bình và thịnh vượng kinh tế trong vùng. Sự có mặt lần đầu tiên của ông
Obama tại Cam Bốt trong diễn đàn EAS nhắc lại mối quan tâm của chính
quyền Obama với khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ được tiếp tục trong
nhiệm kỳ hai, và “trục chiến lược” vẫn là chính sách căn bản của Hoa Kỳ
đối với vùng này.
Để giải thích việc Hoa Kỳ thay đổi chiến lược và đầu tư nhiều hơn vào
những vấn đề Châu Á đã có nhiều lập luận khác nhau. Nhưng chẳng qua
nguyên nhân chính là nằm trong quyền lợi của Hoa Kỳ với mục đích tăng
cường đầu tư, trao đổi mậu dịch, nhất là vị trí chiến lược quan trọng và lộ
trình hàng hải của khu vực này, tương lai sẽ ảnh hưởng tới chính trị và kinh
tế trên toàn thế giới. Và đối với Hoa Kỳ, TQ đang trở thành một thách thức
nghiêm trọng về tình hình an ninh và kinh tế ở Á Châu và đe dọa vị thế đơn
cực của Hoa Kỳ trên thế giới.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại Paris cho biết kinh
tế của TQ sẽ lớn hơn so với các nền kinh tế kết hợp của các nước châu Âu
vào cuối năm nay 2013, và sẽ vượt qua Mỹ vào cuối năm 2016. Với đà
phát triển kinh tế như vậy TQ rất khó sinh tồn nếu không bành trướng ra
ngoài để giành giật tài nguyên và lãnh thổ, đó là một thực tế hiển nhiên
và đáng lo ngại. Biển Đông là khu vực hiện TQ đang chủ tâm xâm lấn và
không có gì bảo đảm rằng sự bành truớng đó sẽ dừng lại ở đây. Dòng máu
xâm lăng của dân tộc Hán đã nhiều lần chứng minh điều này trong lịch
sử thế giới. Dĩ nhiên TQ hiện đang lựa chọn hình thức bành trướng bằng
những thủ đoạn chính trị, kinh tế thay vì võ lực, vì TQ hiện chưa đủ sức
so sánh với Hoa Kỳ.
Khoảng giữa thập niên 1990, Hoa Kỳ còn chưa quan tâm nhiều đến sức
mạnh quân sự của TQ và cho rằng TQ chỉ chú tâm vào việc phát triển kinh
tế. Nhưng song song với việc làm giàu, Bắc Kinh âm thầm bành trướng
sức mạnh quân sự với tham vọng trở thành một cường quốc thống trị châu
Á. Qua hai thập niên phát triển vũ trang, mục đích hiện nay của TQ là đe
dọa và làm nhụt chí các nước láng giềng, để tiếp tục xâm lấn biển Đông.
Các nhà lãnh đạo quân sự Bắc Kinh nhận ra rằng họ sẽ mất ít nhất hàng
chục năm trường và với chi phí khổng lồ cho hải quân mới đủ sánh ngang
với Hoa Kỳ, và thậm chí sau đó nếu phải đối đầu chưa chắc đã nắm được
phần thắng.