Page 229 - MuDo67
P. 229


Cản trở lớn nhất trên con đường đi tới chức tổng thống của bà Park Geun-
hye là một thực tế rằng bà là con gái của một nhà độc tài cứng rắn, không
thể lay chuyển. Tờ Thời báo Hàn Quốc (Korea Times) đã viết rằng: “Là
một con người, bà Park không thể và không được phép chối bỏ cha mình.
Nhưng là một nhân vật của công chúng và đang tìm kiếm vị trí lãnh đạo
của một quốc gia, bà Park không thể và không được phép bảo vệ một nhà
độc tài”.

Nỗi đau của Park Geun-hye
Trong suốt thời gian bị buộc phải rút lui khỏi đời sống chính trị, có thể
trong giây phút nản chí, bà đã nói rằng: “Quyền lực chỉ là vô ích vì nó bay
đi như một cơn gió”. Nhưng bà cũng viết trong tự truyện của mình rằng:
“Sự tuyệt vọng hình thành nên con người tôi nhưng niềm hi vọng lại thúc
đẩy tôi”. Đó là lí do tại sao vào năm 1997, sau một thời gian dài từ bỏ, bà
quyết định quay lại chính trường.
“Tôi đã quyết định đi theo con đường chính trị của Park Geun-hye, của
chính tôi, bởi vì tôi cảm thấy sốc khi chứng kiến những gì mà các thế
hệ trước xây dựng có thể tan thành mây khỏi vì một cuộc khủng hoảng
(nghiêm trọng)”, bà viết.
Đảng Quốc Đại (một đảng bảo thủ) sau khi chịu thất bại nặng nề hồi năm
2004 đã kêu gọi bà Park làm lãnh đạo. Kể từ đó, đảng này đã giành được
những chiến thắng bầu cử ở cấp địa phương và đến năm 2012, đảng này,
với tên mới là Saenuri đã giành chiến thắng khá lớn. Với kết quả đó, báo
giới đã gọi cuộc tổng tuyển cử năm 2012 là: “Sự trở lại của nữ hoàng bầu
cử”, bà Park Geun-hye. Và đảng Saenuri đã đề cử bà là ứng cử viên của
đảng này tham gia cuộc chạy đua chức tổng thống.
Xin lỗi về những sai lầm của cha
Nhưng để tiến lên phía trước, bà Park không chỉ phải làm rõ nhận thức
của bà về quá khứ của cha mình mà còn phải rất dũng cảm mới có thể lên
án những lỗi lầm của ông. Và bà đang làm điều đó. Hồi tháng 8, khi được
đảng Saenuri đề cử làm ứng cử viên chạy đua chức tổng thống, bà đã nói:
“Tôi ở đây không phải với tư cách là con gái của cha tôi mà là một ứng cử
viên chức tổng thống của đảng cầm quyền”.
Bà thừa nhận rằng sự phát triển kinh tế thần kì trong thời kỳ công nghiệp
hóa “đã phải đánh đổi bằng quyền lợi của người công nhân” và “đảm bảo
an ninh trước mối đe dọa từ chính quyền Bình Nhưỡng với cái giá là sự vi
phạm nghiêm trọng nhân quyền của giới chức chính phủ”.
Và đề cập cụ thể đến 3 sự kiện “đen tối” trong thời kỳ cầm quyền của cha
bà gồm vụ đảo chính năm 1961, sự kiện cải cách Hiến pháp năm 1972 và
vụ án các nhà hoạt động trẻ tuổi bị xử tử năm 1974, bà nói: “Ba vụ việc
trên đã phá hoại tinh thần của Hiến pháp quốc gia. Tôi chân thành xin
   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234