Page 228 - MuDo67
P. 228
kiện. Bà yêu thích học về ngoại ngữ vì bà coi đó là phương tiện để “cải
thiện chất lượng cuộc sống”. Bà có thể sử dụng 4 ngoại ngữ: tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung.
Hai thảm kịch gia đình
Vào đầu những năm 1970, sau khi hoàn thành việc học đại học, bà tới
Grenoble, Pháp cho tới ngày 15/8/1974, bà nhận được một cuộc gọi từ
đại sứ quán Hàn Quốc
yêu cầu bà trở về
Seoul ngay lập tức.
Trên đường trở về, tại
sân bay bà nhận được
tin do báo giới Pháp
đăng tải là mẹ bà đã bị
một thành viên Tổng
hiệp hội Triều Tiên
ở Nhật Bản sát hại
tại Nhà hát quốc gia
(ở Seoul). Tổng hiệp
hội Triều Tiên ở Nhật
Bà Park Geun-hye, đứng giữa, chụp ảnh cùng Bản là một tổ chức
cha – Tổng thống Hàn Quốc khi đó Park Chung- chịu ảnh hưởng của
hee – và mẹ bà Yuk Young-soo và em trai, em chính quyền Triều
gái ở Seoul. Tiên.
“Đó là một cú sốc,
giống như một dòng
diện mạnh hàng nghìn vôn chạy qua người tôi”, bà viết trong nhật kí.
Cuộc sống của bà từ đó thay đổi theo chiều hướng buồn thảm: bà trở thành
người phụ nữ quan trọng nhất bên cạnh cha mình, cho tới ngày 26/10/1979
khi cha bà bị chính lãnh đạo cơ quan mật vụ Hàn Quốc ám sát.
Bà Park và kỉ niệm về cha
Bà Park rút khỏi chính trường một thời gian, thời kì mà bà mô tả trong tự
truyện của mình là “một chuyến đi dài và cô đơn” nhưng dành để củng cố
di sản của cha bà. Nhưng đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng khi những
gì cha bà để lại chứa đầy mâu thuẫn. Trong suốt thời kỳ lãnh đạo của ông
Park Chung Hee, nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng với tốc độ cao nhưng
phải trả giá bằng tự do ngôn luận. Biến cố nghiêm trọng nhất xảy ra vào
năm 1979 khi mà theo luật nhà binh, 8 thành viên (hầu hết đều rất trẻ) của
một hiệp hội chính trị chống lại chính quyền của vị tổng thống độc tài đã
bị kết án tử hình. Bản án được thi hành chỉ 18 tiếng sau khi được tuyên.