Page 77 - MuDo65
P. 77
77
cuộc chiến. Nhưng gần tết, cái cớ gần Tết làm những can rượu trắng
có ý nghĩa hơn. Cũng thế, Hữu tham dự với anh em trong đại đội hết
mình. Dù là một cấp chỉ huy của họ, nhưng khoảng cách hầu như
không có khi ngồi uống rượu. Chỉ còn tâm trạng riêng tư là không
giống nhau. Hữu bồi hồi mỗi khi bắt gặp màu vàng của nắng quái.
Mười lần như một anh đều thấy mình trở về cơn nắng của vùng biển
Nha Trang những ngày gần Tết. Hữu như nhỏ lại anh nôn nức mỗi
chiều trong cảm giác nao nao. Biển và thành phố giờ này cũng đang
nhuộm vàng nắng quái. Rồi tâm trạng cô đơn ào đến, Hữu lại ngập
đầu trong cơn say khi ngày vừa hết...”
Nguyễn ý Thuần đã mang cái suy nghĩ chung của những người
lính trẻ xa nhà trong đêm cuối năm. Trong chuyện kể, những biến
động xảy ra hầu như liên tiếp, nhưng cũng là sự thường đối vơió một
đất nước chiến tranh. Ơû đây khuôn mặt người lính rõ nét trong cái
hành trình của đoạn đường chiến binh, của những lựa chọn có lúc
bắt buộc có lúc tình cờ trong một lò luyện ngục để sẵn thử thách.
Ở chiến trường, có đôi khi, sự lãng quên cần thiết để hiện tại ít ray
rứt hơn khi nghĩ đến bạn bè và những chiến hữu đã gục ngã. Chính
sự lựa chọn phải bóp có súng để sống còn cũng là một niềm ray rứt.
Nhưng biết làm sao hơn, khi ý nghĩ giết người để tự vệ vẫn là điều
luôn luôn trong tâm tưởng những người ra trận…
Ngày tết là ngày quay lưng đi quá khứ và ngoảnh nhìn tới tương lai.
Với người lính VNCH, những ngày cuối năm là dịp để nhớ về, để
tưởng nhớ. Thời gian ở chiến trường, có lúc biền biệt để không thể
nhớ được ngày tháng. Nhưng gần tết, khi nắng buổi chiều đã có
màu vàng hoe, khi gió bấc đã xạc xào làm thức dậy những chuỗi kỷ
niệm tưởng như yên ngủ. Bao giờ cũng là những hướng vọng. Như
là những ngày yên bình sắp tới. Như ngày được về nhà hội ngộ với
vợ con. Dù ở bất cứ nơi đâu, một tiền đồn heo hút hoang vắng, hay
ở một đảo xa cô tịch sóng gió bão bùng, hay ở trong quân trường chỉ
cách phố phường có hàng rào kẽm gai ban đêm nhìn ánh đèn thành
phố, cái cảm khái cũng đều giống nhau, của một nỗi buồn của bất cứ
một người nào có trái tim đều tự nhiên như thế. Người lính không có
trái tim sắt đá như những người bộ đội bên kia với câu thề sinh Bắc
tử Nam đã được nhồi nhét từ khi còn thơ ấu.
Đọc những đoản tác viết về tình cảnh của những người lính ngày
cuối năm, chúng ta có thể mường tượng được tâm tư của cả một
cuộc chiến. Nhưng gần tết, cái cớ gần Tết làm những can rượu trắng
có ý nghĩa hơn. Cũng thế, Hữu tham dự với anh em trong đại đội hết
mình. Dù là một cấp chỉ huy của họ, nhưng khoảng cách hầu như
không có khi ngồi uống rượu. Chỉ còn tâm trạng riêng tư là không
giống nhau. Hữu bồi hồi mỗi khi bắt gặp màu vàng của nắng quái.
Mười lần như một anh đều thấy mình trở về cơn nắng của vùng biển
Nha Trang những ngày gần Tết. Hữu như nhỏ lại anh nôn nức mỗi
chiều trong cảm giác nao nao. Biển và thành phố giờ này cũng đang
nhuộm vàng nắng quái. Rồi tâm trạng cô đơn ào đến, Hữu lại ngập
đầu trong cơn say khi ngày vừa hết...”
Nguyễn ý Thuần đã mang cái suy nghĩ chung của những người
lính trẻ xa nhà trong đêm cuối năm. Trong chuyện kể, những biến
động xảy ra hầu như liên tiếp, nhưng cũng là sự thường đối vơió một
đất nước chiến tranh. Ơû đây khuôn mặt người lính rõ nét trong cái
hành trình của đoạn đường chiến binh, của những lựa chọn có lúc
bắt buộc có lúc tình cờ trong một lò luyện ngục để sẵn thử thách.
Ở chiến trường, có đôi khi, sự lãng quên cần thiết để hiện tại ít ray
rứt hơn khi nghĩ đến bạn bè và những chiến hữu đã gục ngã. Chính
sự lựa chọn phải bóp có súng để sống còn cũng là một niềm ray rứt.
Nhưng biết làm sao hơn, khi ý nghĩ giết người để tự vệ vẫn là điều
luôn luôn trong tâm tưởng những người ra trận…
Ngày tết là ngày quay lưng đi quá khứ và ngoảnh nhìn tới tương lai.
Với người lính VNCH, những ngày cuối năm là dịp để nhớ về, để
tưởng nhớ. Thời gian ở chiến trường, có lúc biền biệt để không thể
nhớ được ngày tháng. Nhưng gần tết, khi nắng buổi chiều đã có
màu vàng hoe, khi gió bấc đã xạc xào làm thức dậy những chuỗi kỷ
niệm tưởng như yên ngủ. Bao giờ cũng là những hướng vọng. Như
là những ngày yên bình sắp tới. Như ngày được về nhà hội ngộ với
vợ con. Dù ở bất cứ nơi đâu, một tiền đồn heo hút hoang vắng, hay
ở một đảo xa cô tịch sóng gió bão bùng, hay ở trong quân trường chỉ
cách phố phường có hàng rào kẽm gai ban đêm nhìn ánh đèn thành
phố, cái cảm khái cũng đều giống nhau, của một nỗi buồn của bất cứ
một người nào có trái tim đều tự nhiên như thế. Người lính không có
trái tim sắt đá như những người bộ đội bên kia với câu thề sinh Bắc
tử Nam đã được nhồi nhét từ khi còn thơ ấu.
Đọc những đoản tác viết về tình cảnh của những người lính ngày
cuối năm, chúng ta có thể mường tượng được tâm tư của cả một