Page 317 - MuDo65
P. 317
317
nước chấm là hắc xì dầu, ăn sáng bằng cháo trắng với hột vịt muối…
Sau năm 1975 thì cha tôi không dám “kén cá chọn canh” nữa (có đủ ăn
đâu mà kén), cá nào chúng tôi đi kiếm về được ổng đều mừng húm, nhưng
cá thác lác vẫn bị chê. Quê tôi nhiều cá thác lác lắm. Lúc tôi còn nhỏ, mỗi
lần theo anh tôi xuống sông đi chài cá, thường trong chài dính theo cá thác
lác, cá chốt đều bị anh tôi gỡ ra quăng xuống sông, vừa quăng vừa chửi
lầm bầm: “Mấy con cá quỷ sứ này ai mượn mày chun vô đây mà cứ theo
tao chun vô hoài. Ghét thiệt!”. Tôi hỏi: “Sao hia không lấy cá thác lác đó?
Nhìn nó cũng đẹp lắm mà”. Anh tôi nói: “Cá gì dẹp lép, xương không, mắc
công mần lắm. Lấy về mày mần hén?”. Dĩ nhiên là tôi lắc đầu nói “Thôi!
thôi!” lia lịa, do tôi vừa làm biếng vừa không biết làm cá.
Con cá thác lác bị chê như vậy, cho nên dân quê mới mượn hình ảnh nó mà
hát những câu than thân trách phận nghe thiệt não lòng:
“Ong bướm thời lại khóc nhè?
Chung tình ôi đắng cay con chim chiện hò hẹn với ai.
Bổn phận thác lác, thòi lòi.
Biết bao giờ gặp đặng con cá voi”
(Lý Con Rắn Mối).
Cá thác lác sống ở nước ngọt, có rất nhiều ở các sông, nhất là mùa mưa
nước sông không bị nhiễm mặn. Cá cũng có trong ruộng lúa do nước sông
dâng lên gặp lúc mưa lớn thì cá từ ao, sông tràn vô ruộng, khi thủy triều
xuống bọn nó không lội ra được nên phải ở luôn trong đó. Mùa nắng, cá
thác lác sống trong ao, trong đìa. Cá thác lác mình dẹp, màu trắng, vảy
trắng, có điểm chấm đen hai bên thân phía dưới bụng đến đuôi, cũng có
loại thác lác toàn trắng không có điểm đen. Con lớn nhất cỡ bằng bàn tay
người lớn, dài hơn gang tay.
Thời bây giờ thiệt là ngộ. Cái gì sau năm 1975 “nhà nước ta” hô hào “đả
đảo”, “tẩy chay”, “san bằng”, “dẹp sạch”, “đập tan”, “đạp xuống”, “vứt
bỏ”… thì nay móc lên, lượm lại, vá lại, hàn lại, kiếm lại, thậm chí năn nỉ
mua lại với giá cao để xài, trải thảm đỏ để rước, còn mồm thì khen lấy
khen để là “phát hiện mới vĩ đại”, “cách làm mới” trong “thời kỳ đổi mới”,
í lộn, phải nói là “thời kỳ đổi cũ” mới đúng! Giữa trào lưu “nhà nhà đổi…
cũ, người người đổi… cũ” này, con cá thác lác nhà quê cũng không ngoại
lệ. Cá thác lác tươi sống được người bán nạo lấy thịt tại chỗ bán 25 ngàn
một lạng (100 gram), muốn nấu nồi canh hai người ăn phải có ít nhất 2
lạng cá để làm chả, với nửa ký cải xanh. Giá cá “bị chê” này mắc gấp đôi
thịt heo (bình quân từ 100,000-125,000 đồng/kg) và tương đương thịt bò
bắp loại ngon.
Bắt cá thác lác
Thịt cá thác lác quết chả chế biến được rất nhiều món ngon: nấu canh cải
nước chấm là hắc xì dầu, ăn sáng bằng cháo trắng với hột vịt muối…
Sau năm 1975 thì cha tôi không dám “kén cá chọn canh” nữa (có đủ ăn
đâu mà kén), cá nào chúng tôi đi kiếm về được ổng đều mừng húm, nhưng
cá thác lác vẫn bị chê. Quê tôi nhiều cá thác lác lắm. Lúc tôi còn nhỏ, mỗi
lần theo anh tôi xuống sông đi chài cá, thường trong chài dính theo cá thác
lác, cá chốt đều bị anh tôi gỡ ra quăng xuống sông, vừa quăng vừa chửi
lầm bầm: “Mấy con cá quỷ sứ này ai mượn mày chun vô đây mà cứ theo
tao chun vô hoài. Ghét thiệt!”. Tôi hỏi: “Sao hia không lấy cá thác lác đó?
Nhìn nó cũng đẹp lắm mà”. Anh tôi nói: “Cá gì dẹp lép, xương không, mắc
công mần lắm. Lấy về mày mần hén?”. Dĩ nhiên là tôi lắc đầu nói “Thôi!
thôi!” lia lịa, do tôi vừa làm biếng vừa không biết làm cá.
Con cá thác lác bị chê như vậy, cho nên dân quê mới mượn hình ảnh nó mà
hát những câu than thân trách phận nghe thiệt não lòng:
“Ong bướm thời lại khóc nhè?
Chung tình ôi đắng cay con chim chiện hò hẹn với ai.
Bổn phận thác lác, thòi lòi.
Biết bao giờ gặp đặng con cá voi”
(Lý Con Rắn Mối).
Cá thác lác sống ở nước ngọt, có rất nhiều ở các sông, nhất là mùa mưa
nước sông không bị nhiễm mặn. Cá cũng có trong ruộng lúa do nước sông
dâng lên gặp lúc mưa lớn thì cá từ ao, sông tràn vô ruộng, khi thủy triều
xuống bọn nó không lội ra được nên phải ở luôn trong đó. Mùa nắng, cá
thác lác sống trong ao, trong đìa. Cá thác lác mình dẹp, màu trắng, vảy
trắng, có điểm chấm đen hai bên thân phía dưới bụng đến đuôi, cũng có
loại thác lác toàn trắng không có điểm đen. Con lớn nhất cỡ bằng bàn tay
người lớn, dài hơn gang tay.
Thời bây giờ thiệt là ngộ. Cái gì sau năm 1975 “nhà nước ta” hô hào “đả
đảo”, “tẩy chay”, “san bằng”, “dẹp sạch”, “đập tan”, “đạp xuống”, “vứt
bỏ”… thì nay móc lên, lượm lại, vá lại, hàn lại, kiếm lại, thậm chí năn nỉ
mua lại với giá cao để xài, trải thảm đỏ để rước, còn mồm thì khen lấy
khen để là “phát hiện mới vĩ đại”, “cách làm mới” trong “thời kỳ đổi mới”,
í lộn, phải nói là “thời kỳ đổi cũ” mới đúng! Giữa trào lưu “nhà nhà đổi…
cũ, người người đổi… cũ” này, con cá thác lác nhà quê cũng không ngoại
lệ. Cá thác lác tươi sống được người bán nạo lấy thịt tại chỗ bán 25 ngàn
một lạng (100 gram), muốn nấu nồi canh hai người ăn phải có ít nhất 2
lạng cá để làm chả, với nửa ký cải xanh. Giá cá “bị chê” này mắc gấp đôi
thịt heo (bình quân từ 100,000-125,000 đồng/kg) và tương đương thịt bò
bắp loại ngon.
Bắt cá thác lác
Thịt cá thác lác quết chả chế biến được rất nhiều món ngon: nấu canh cải