Copyright © 2014 by "GĐMĐVN/HN"  ·  All Rights reserved  ·  E-Mail: nhayduflorida@live.com | dacsanmudo@gmail.com
Suite 101, 1220 West Market Street
Wilmington, Delaware  U.S.A. 19901
Tel: 1-302-123-7777
GIA ĐÌNH MŨ ĐỎ VIỆT NAM HẢI NGOẠI
ĐẶC SAN MŨ ĐỎ
ÑAËC SAN MUÕ ÑOÛ
670 South Federal Blvd
Denver, CO 80219

Tel: (720) 231-8344, Fax: (303) 936-8570
Email: dacsanmudo@gmail.com
Những tản mạn về......
" THE COVAN "
      Trong số những cố vấn Mỹ đi với ĐĐ/21 thì chỉ có Tr/sĩ Frenchy, tuy rằng tôi chỉ gặp anh ta trong một thời gian ngắn nhưng tôi không thể nào quên anh ta
được. Tên đầy đủ của con người đặc biệt này là Christian “ Frenchy Girard “. Anh ta sống rất hòa đồng và các binh sĩ dưới quyền ôi cũng rất qúy mến anh ta .
Năm 1968 tôi còn là Th/Úy Tr/Đ.Tr. Tr/Đội 3 ĐĐ/21, dưới quyền chỉ huy của Tr/Úy Trần Tấn Hòa. Frenchy là cố vấn
cho ĐĐ/21, nhưng không hiểu sao anh ta lạiđặc biệt gần gũi với tôi, có lẽ anh ta “ khoái “ cái khả năng anh ngữ “ ba rọi “ của tôi, cái kiểu : “ If you ok, I ok, if you
no ok, I no ok’, OK ?” nếu hắn ta không hiểu, tôi bèn chem. Them vài câu tiếng tây cũng “ ba rọi “ luôn, còn kẹt quá thêm vôcả tiếng “ ta “ nữa. Vậy mà hắn ta
hiểu. Vào năm 1968, chiến trường còn ít sôi động, đi hành quân chỉ có ba tuần, hay nhiều lắm là một tháng rồilại về hậu cứ hoặc nằm ứng chiến ở ven đô như Bà
Hom, Nhị Bình, Lái Thiêu. Lần nào về Sàigòn, tôi và mấy đứa em đều dẫn Frenchy đi nhậu. Có lần tôi phải đi an ninh bãi nhẩy, ên đưa tiền cho hạ sĩ Hồ Hoàng
Khải “ săn sóc “ chơ hắn. Ông thần này dẫn Frenchy xuống ngã ba ông tạ ăn thịt chó với rượu đế. Đến chiều, khi vừa ở bãinhẩy về, đang rửa mặt thì hắn chạy
nhào vô, “ Thank you “ rốirít, khoe là lần đầu tiên trong đời hắn được nếm một món ngon “tận mạng “. Tôingớ người vội kêu hạ sĩ Khải lên hỏi. Ông thần này cho
biết là đã dẫn Frenchy đi ăn thịt chó. Tôi vội nói với hắn rằng nó dẫn “ you” đi ăn thịt nai đó. Hắn ta có vẻ cảm động lắm, nhưng rất tiếc là tôi không có mặt hẹn
rằng lần sau thế nào tôi cũng phảiđi với hắn. Đến ba, bốn ngày sau có lẽ đã nhớ món thị cầy, nên French lái xe Jêp từ bên bộ tư lệnh đến tìm và rủ tôi đi ăn thịt nai
với hắn. Tôi cười cười nói:
-  Thịt chó đó Frenchy ! nick name của nó là “Nai đồng quê “ mà.
Mặt hắn từ từ tái đi rồi chạy bổ ra phía sau móc họng để ói ra. Tôi đủng đỉnh đi đến sau lưng hắn, từ từ nói đại khái như :
-  You đừng làm chuyện ruồi bu nữa, nó tiêu hết rồi, bốn ngày rồi còn gì !
Mặt mày hắn đỏ gay, có vẻ giận hùng hổ ra xe sau khi giận dữ nói với tôi
-  Tôi không muốn làm bạn với “you” nữa.
Rồi nhẩy lên xe chạy mất, sau vụ này tôi nghĩ có lẽ hắn biến luôn, vậy mà chiều hôm sau hắn lại tìm tôi. Chiều hôm đó tôi đang ngồi trong nhà của hạ sĩ Trung, thủ
kho ĐĐ/21ở dưới trại gia binh ăn vịt nấu chao, kèm theo bún mắm tôm, đậu chiên. Thấy Frenchy hùng hục đi vô cầm theo một thằng Johny đi bộ, cười hề hề. Tôi
làm mặt giận ngó lơ đi chỗ khác . Hắn ngồi xà xuống sàn xi măng .
-  Its Ok Sinh, I love dog meat. No dog ! No eat !
Thế là ngày hôm đó hắn cũng ăn rau muống trụng vịt nấu chao như điên, rồi ăn cả đậu hũ chấm mắm tôm nữa, thế mới khiếp. Vài tháng sau, trong một cuộc hành
quân ở Tây Ninh, TĐ/2 đi hành quân với sư đoàn 25 bộ binh Hoa Kỳ ở biên giới Việt- Miên. Bên Hoa Kỳ 60 quân nhân và Việt cũng vậy, cuộc hành quân này vô
cùng nhàn nhã như đi picnic vậy. Frenchy cho tôi biết rằng anh ta đã yêu một người đàn bà Việt và hỏi tôi về phong tục, tập quán và người Việt ăn uống ra sao ?
để đưa bạn gái của anh ta đi ăn cơm. Tôi hứa khi về đến Sàigòn tôi sẽ dẫn anh ta đi ăn cho biết thức ăn Việt ra sao. Về đến Sàigòn, tôi đưa anh ta đi ăn cơm với
tôi ở nhà hàng Thanh Thế, tôi gọi món thịt kho nước dừa, dưa giá, canh chua đầu cá lóc. Ăn xong, hắn khen rối rít. Tưởng thật, lần sau tôi lại rủ hắn đi ăn nửa. Ra
vẻ thân thiện, hắn khoác vai và nhét vào tay tôi một mớ tiền.
-  Sorry Sinh, hôm nay tôi bận. thôi you đi ăn món khác đi, đừng ăn đầu cá nữa, tôi có tiền đây này.
Dở khóc dở cười tôi rủa hắn :
-  Đâu có phải vì không có tiền mà lần vừa rồi tao bắt mày ăn đầu cá. Cái món này đắt lắm mày biết không ? ngu quá.
Mà hắn ngu thật, từ đó trở đi tôi không bao giờ rủ hắn đi nữa. Lần cuối cùng đi hành quân với nhau ở Phước Long, dưới quyền chỉ huy của Lữ Đoàn 1 nhẩy dù của
Tr/tá Lê Quang Lưỡng, hành quân song hành với Sư Đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ lội gần một tháng trời dọc theo Sông Bé và biên giới Việt Miên, nhưng chẳng thấy
bóng dáng một tên địch nào, ngày nọ đại đội được lệnh dừng quân và đóng quân cạnh Sông Bé, dựa vào một bãi trống để nhận tiếp tế và để kế toán trưởng phát
lương cho binh sĩ. Frenchy đi cùng với người mang máy truyền tin của hắn ra sông tắm. Ở đây là thượng nguồn nên dòng sông hẹp và cạn, từ bờ nọ sang bờ kia chỉ
độ năm mươi thước, trong lòng sông có những phiến đá nhô lên khỏi mặt nước nên bình thương chúng tôi có thể đi ngang qua con sông mà không ướt giầy. Nơi này
không có dấu chân người, rừng núi có vẻ hoang sơ với những cây cổ thụ cao, có lẽ gần một trăm thước, tôi ước lượng như vậy, có lẽ phải ba, bốn người mới ôm
giáp vòng ở dưới gốc, hươu, nai gặp người không thèm chạy, lá xanh mầu ngọc bích. Trời đã về chiều, giòng Sông Bé dưới ánh nắng chiều biến thành cả ngàn cái
thác nhỏ khi nước chẩy qua các phiến đá. Phong cảnh tuyệt đẹp, bên kia bờ có khoãng hai chục con cá sấu đang há hốc miệng cho mấy chú sáo rỉa răng. Ngay
chỗ chúng tôi đóng quân có một vũng nước do giòng nước khoét sâu vào bờ, nước thật trong, nhưng ở chỗ bờ sông dốc đứng, muốn xuống dưới vũng nước đó để
tắm, tụi tôi phải bám vào những gốc cây, tre và giang để xuống mà đường lại trơn do cơn mưa của ngày hôm trước.Mọi người thay phiên nhau tắm, cuối cùng chỉ
còn có vài người trong đó có Frenchy. Thốt nhiên bầy cá sấu bên kia bờ dàn hàng ngang bơi qua sông! Mọi người la hét om xòm và tranh nhau leo lên bờ; có lẽ vì
trơn hay sao đó mà ông bạn qúy của tôi cứ leo lên rồi lại tuột xuống !... tôi ra lệnh cho mấy người lính gác giặc bắn vào mấy con cá sấu rồi chạy lại phụ kéo hắn lên,
nhưng kết quả tôi cũng lăn ùm xuống nước. Phải mất hơn 15 phút vất vả lắm tụi tôi mới leo lên được nhưng kết quả  “ bộ đồ lòng “ của Frenchy máu chẩy ròng
ròng vì bị mấy gốc tre và giang cứa !... cuối cùng phải kêu trực thăng tản thương và kể từ đó tôi không còn gặp anh chàng “ cố vấn “ dễ thương này nữa ….
          Năm 1969. TĐ/2/ND dưới quyền chỉ huy của Th/tá Trần Kim Thạch và TĐ/P Trần Hữu Phú được trực thăng vận đánh vào ấp Thanh Đìền để giải vây cho
Tây Ninh, sau khi thanh toán xong chiến trường, TĐ được chia làm hai cánh A và B. tiến theo hướng đông, đông bắc để giải vây cho toà thánh Tây Ninh. Cánh B
do Th/tá Trần Hữu Phú chỉ huy có 2 ĐĐ/ 21 và 23, có cố vấn phó của TĐ là Tr/úy Canon đi theo. Đây là một sĩ quan trẻ, cao ráo, đẹp trai, nghe nói mới từ West
Point ra chưa bao lâu. Trời đã vào khuya, dưới cơn mưa tầm tã, lấy con đường trong thị xã làm chuẩn, ĐĐ/21 bên trái, 23 bên phải, Th/ta TĐ/phó đi với ĐĐ/21,
Trung đội 3 do tôi chỉ huy, đi sát con đường bên trái là Trung đội 2 của Lương Ngọc Chiêu, sau lưng tôi là BCH của Đ/úy Hòa và BCH nhẹ. Đột nhiên dưới ánh
sáng yếu ớt của những lằn chớp tôi thấy một nhóm sáu, bẩy người đi trên đường, ngược chiều với chúng tôi. Tiếng của hạ sĩ Nguyễn Quang Lễ hỏi …. Và nhóm
kia trả lời :
-  Thanh, Thanh võ trang tuyên truyền đây.
“Bỏ mẹ - Việt Cộng “ tôi nhủ thầm nhưng không dám ra lệnh bắn vì bên kia đường là ĐĐ/23 của Đ/úy Châu, thôi đành để vuột con mồi vậy. Đang phân vân thì tôi
nghe một tiếng “ùm “ tiếng một người ngã xuống nước, đồng thời nghe tiếng chửi thề “ Damn, shit “ tùm lum. Tôi vội cho lệnh tiền quân dừng lại và hỏi Đ/úy Hòa
xem có chuyện gì ? mãi về sau mới phát giác ra ông cố vấn đẹp trai không biết lớ ngớ sao đó bị ngã ngay vào hồ ngâm khoai mì để làm bột lọc và kết quả là từ đầu
đến chân dính đầy bột khoai mì, chua như cứt mèo.
          Thời gian cứ từ từ trôi đi, chiến trường ngày càng khốc liệt và chúng tôi, những chàng trai trẻ, tóc vẫn còn xanh tiếp tục được trui rèn trong ngọn lửa chiến
tranh, khi đối diện với hiểm nguy thì hình như không có một sự phân cách nào giữa chúng tôi : Mỹ và Việt, mà chỉ có chung một mầu mũ đỏ. Thay thế Frenchy cho
những cuộc hành quân sau đó là Martinez, tôi cũng không biết rõ anh ta là Mễ, Nam Mỹ hay ở đâu nữa, chỉ thấy da ngăm ngăm, mặt lúc nào cũng lầm lì, đến nỗi
ông ĐĐ/tr. Sau này của tôi là Đ/úy Nguyễn văn Phương thuộc khoá 20 Đà Lạt cũng cằn nhằn :
-  Cái tên này sao cái mặt khó thương quá.
Tôi nhớ không lầm thì trong hơn một năm đi với nhau cũng sáu, bẩy cuộc hành quân hình như Martinez chỉ mở miệng có vài lần. Vậy mà đến cuộc hành quân Lam
Sơn 719, đột nhiện Martinez đến bắt tay tôi, lấy trong ba lô ra một bịch thuốc Salem và chúc tôi may mắn. Chúc tôi may mắn mà sao ánh mắt của anh ta buồn quá.
Tôi tự nhủ :
-  Chết cha! Cóc mở miệng như thế này không biết mình có mạng mà về không  nữa ?...
Và qủa nhiên lần đó tôi “ xém “ rửa chân leo lên bàn thờ ngắm gà khoả thân rồi … Đang nằm trong Đỗ Vinh hàng ngày cứ bị tra tấn bởi bà Thái Thanh … “ Em
hỏi anh bao giờ trở lại ?... “ rồi …” hòm gỗ cài hoa …” rồi … “ dang dở đời em !!!...” thì T/tá Lê Văn Mạnh, tân TĐ/Tr. TĐ/2/ND gọi về để nhận ĐĐ/21. Tuy về
coi ĐĐ/21 nhưng hàng ngày vẫn phải sang Đỗ Vinh để thay băng và theo dõi vì phổi bị thương vẫn chưa lành. Tiểu Đòan thật thảm! chỉ còn lại 165 người lành lặn,
khăn tang phất phới bay dưới trại gia binh. Tuy rằng đã nhận làm (quyền) ĐĐT/ĐĐ21- nhưng vẫn chưa có việc gì để làm vì quân số chưa được tới 30 người …
Hơn một tháng sau, những quân nhân bị thương đã lục đục trở về đơn vị và đồng thời nhận tân binh bổ xung, tiểu đoàn đã hồi sinh trở lại với hơn 500 quân nhân !...
          Sau thời gian thụ huấn tại quân trường Vạn Kiếp, TĐ2 được tăng phái cho quận Đức Phong và sau đó là Phước Vĩnh, tỉnh Phước Long, và tại đây tôi đã có
một cố vấn đại đội mới : Trung sĩ William Ball. Anh này là người Mỹ gốc Canada, cao lớn, đẹp trai có vẻ hiền, đi với tôi hai cuộc hành quân một ở Phước Vĩnh và
sau đó ở Kontum, căn cứ Charlie và Delta . Tình hình ở Phước Vĩnh không có gì nặng ngoại trừ vào một buổi sáng, sau khi đại đội định đổ xuống phía Đông của
Phước Vĩnh khỏang 7, 8 cây số, ĐĐ/21 được lệnh lục soát về phía đông, khu vực gần với một đại đội của TĐ/7 do Đ/úy Phạm ngọc Đăng chỉ huy. Đang di chuyển
thì nghe tiếng depart của sung cối 82ly. Việt cộng pháo kích vào căn cứ hoả lực của tiểu đoàn và tôi được lệnh điều động đại đội tiến về khu vực đó! Tôi ra lệnh
cho các trung đội phải cẩn thận, không được tác xạ bừa bãi và tiến thật nhanh để vận động phục kích, khoảng cách ước lượng cũng phải 300m, nằm giữa ranh giới
của tôi và đại đội của TĐ/7/ND. Tiếng depart vẫn tiếp tục, tôi vẫn nghe thấy tiếng trực thăng từ xa … có lẽ Ball hay Th/trưởng - đã gọi. Tôi hối Trung đội/1 di
chuyển thật nhanh địa thế tương đối trống trải nên chúng tôi tiến thật nhanh. Khoảng hơn 15 phút sau tôi đã nghe thấy mồm một tiếng depart … khoảng 5, 6 tên
đang lúi húi tác xạ, chúng còn cách hơn 100m … không thể ẩn dấu vì địa thế trống trải, tôi ra lệnh tác xạ và xung phong… ngay loạt đạn đầu một tên đã bật ngửa!
số còn lại chạy tứ tán, lên tới nơi chỉ lấy được một bàn tiếp hậu, một khẩu AK và một số đạn sung cối cùng giấy tờ của huyện đội Tân Uyên !  Ball gọi cho Gunship
bắn đuổi theo địch. Sau đó toàn bộ tiểu đoàn được lệnh triệt thoái về hậu cứ để đi giải toả quốc lộ 22 cho sư đoàn 25/BB … và tiến sang Cao Miên!
          Đến đầu năm 1972 , toàn bộ TĐ2/ND cùng các đơn vị khác của SĐ/ND được tăng cường cho Quân Khu 2, và một lần nữa tôi gặp lại William Ball, và Ball
lại tiếp tục đi với tôi. Anh cho biết chỉ còn chưa tới một tháng nữa anh sẽ trở về Mỹ cùng với người vợ Việt. Nhóm Cố Vấn đi với TĐ2ND kỳ này có 3 người giống
như đi hành quân ở Phước Vĩnh. Th/tá Mike Davison Jr. Ông này cao lêu nghêu so với người Mỹ thì thuộc loại gầy, làm cố vấn trưởng, Cố vấn phó là Đ/úy O’brien
và người thứ ba là Trung sĩ William Ball. Dưới quyền điều động của Th/tá Nguyễn Đình Ngọc, hai ĐĐ/21 và 23 cùng nhẩy xuống Charlie.Thú thật đến giờ này tôi
cũng không hiểu nổi tạo sao mình phải trấn giữ Charlie ? Một địa thế thất lợi hoàn toàn cho quân phòng thủ ! cứ nằm một chỗ đưa lưng chịu pháo thì không có quân
đội nào chịu đựng nổi!!... Bàn giao lại cho BCH/TĐ, ĐĐ/21 di chuyển về hứng tây và 23 về tây bắc.
         Đi lang thang gần một tuần mà không tìm thấy dấu vết của địch dù dẫy núi biên giới ở phía tây cũng chẳng còn bao xa, ngoài cả tầm pháo binh trong khi quân
số chỉ có 90 mạng kể cả tăng phái. Tôi lo thầm, nếu đụng thì chỉ có máng áo, không có yểm trợ. Tôi nói với Ball về sự lo ngại của tôi, hắn cũng đăm chiêu lắm.
Ngày thứ 7, tôi được lệnh tìm bãi bốc và được bốc về căn cứ Delta. Địch đã dung chiến thuật toàn kích của họ để vòng ra phía sau lưng chúng tôi. ĐĐ21 được
lệnh quét sạch ngọn đồi phía nam của căn cứ và ngay tức khắc chúng tôi đã loại khỏi vòng chiến một đại đội pháo của trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Sau đó tôi được
lệnh đưa đại đội sang trấn giữ hai ngọn đồi ở phía bắc của căn cứ Delta thay thế cho ĐĐ/24 và trung sĩ Ball lại đi với tôi. Thời gian này tôi cũng được thăng cấp
Đại Úy và trở thành ĐĐTrưởng thực thụ của ĐĐ/21. Ball đã chúc mừng tôi băng mấy lon bia Butwieser. Tình hình vẫn im ắng, nhưng đã có dấu hiệu địch đang
chuyển quân và dò la. Tôi cho gài mìn tự động tối đa và ngày nào cũng có mồi lai rai. Đã bốn đêm rồi, không có đêm nào chúng tôi dám chợp mắt, tôi đã xin tối đa
lựu đạn và gài cả TNT cùng giây chuyền nổ nữa. Tình hình càng ngày càng căng thẳng, địch đã canh phòng điểm nước ở dưới chân núi chúng tôi phải chờ đến
đêm mới bò xuống lấy nước được.
          Qua đến ngày thứ năm thì Ball được lệnh bốc ra để về Mỹ, anh ta lấy ra cái hộp quẹt Zippo trên đó có khắc phù hiệu của TĐ2/ND và tên tôi để tặng tôi làm
kỷ niệm. Thật cảm động, một người từ ở một xứ sở xa lạ, đang sống bình yên ở đâu đó, tự nhiên sang đây, lội bộ trong rừng nhiệt đới, mồ hôi nhễ nhại, sát cánh
chiến đấu, chia ngọt sẻ bùi cùng mình đối mặt với hiểm nguy. Thật không biết nói gì hơn, tôi bắt tay Ball, nói cám ơn và chúc may mắn.
Kể ra Ball cũng may vì hai ngày sau tụi tôi bị pháo tan nát và bị tấn công ngày đêm cho đến khi cộng quân ê càng và tiểu đoàn được lệnh bàn giao cho Biệt Động
Quân và rút ra ngoài để chuẩn bị về An Lộc. Nhưng toàn bộ tiểu đoàn được triệt thoái ra ngoài ngoại trừ ĐĐ/21 được lệnh đổ xuống một ngọn đồi ở cạnh sông Pô-
Kô để đón những mảnh vụn của TĐ/11/ND vàTĐ/3/ND. Cùng đi với tôi có Đ/Úy O’Brien và Tr/Úy Norton. Tr/Úy Norton hình như thuộc TQLC/Mỹ, theo lời giới
thiệu của O’Brien thì Tr/Úy Norton là con của một vị Trung Tướng. Nhưng con của ai không biết mà chỉ bốn giờ sau, gần 6 giờ chiều tôi được lệnh an ninh bãi đáp
để trực thăng xuống bốc cả hai ra ngoài. Bực quá tôi cằn nhằn Th/tá Phú vì ngại bị lộ vị trí, nhưng rốt cuộc cũng phải làm.
         Về đến Lai Khê, rồi nhẩy xuống cầu Tầu Ô. Tiểu đoàn chia làm 2 cánh, vì TĐP Nguyễn Đình Ngọc bị sốt rét nên tôi phải đưa cả của ĐĐ21 và ĐĐ24 của
Tr/úy Sơn Quan nhẩy xuống ấp Tân Khai. BCH/TĐ, ĐĐ23, 22 và 20 nhẩy xuống cầu Tầu Ô. Vừa nhẩy xuống là đã bị vây ngay vì BCH/TĐ2 đã nhẩy ngay vào
BCH mặt trận B3. Hàng ngày bị pháo bằng súng cối 120ly, 82ly, địch quân nằm trong các hầm trú ẩn kiên cố chung quanh bãi đáp. Cuối cùng TĐ2 bị thiệt hại đáng
kể và phải triệt thoái khỏi căn cứ Alpha. Sau trận này tôi không còn gặp Th/tá Mike Divison nữa.
          Ngày 26 tháng 7 năm 1972 đoàn quân mũ đỏ được lệnh vượt sông Mỹ Chánh. Hai ĐĐ21 và 24 dưới quyền điều động của Th/tá TĐP Nguyễn Đình Ngọc
vượt sông Mỹ Chánh, trong trận này có Tr/úy  JamesTowsend đi cùng. Vượt Mỹ Chánh lúc 10 giờ đêm, hai đại đội tiếp tục di chuyển về hướng đồi 82 ở phía tây,
đến 1 giờ sáng ngày 27 tháng 7 thì gặp chiến xa của quân đội Bắc Việt sau nửa tiếng kịch chiến thì chúng tôi đã diệt và bắt sống được 5 chiếc chiến xa T54, đến
gần sáng thì quân bộ chiến của địch tấn công và sau hơn 1giờ thì địch rút lui, để lại mấy chục xác. Hai đại đội được lệnh không thu dọn chiến trường mà phải tiến
thật nhanh về hướng núi Trường Phước. Mới vượt Mỹ Chánh được hơn một tuần thì Th/tá Ngọc lại bị thương nhẹ và TĐ2/ND lại một lần nữa không có TĐP, sau
đó Th/tá Nghiêm ở TĐ6/ND về thay thế tạm. Th/tá Nghiêm dẫn ĐĐ21 và 24 đi vòng phía Nam đồi 82 sau đó tiến về phía Bắc đánh vào phía tây núi Trường
Phước để dọn đường vào căn cứ Barbara, cùng đi với Th/tá Nghiêm có Đại Úy Johnson. Vị đại úy này không còn trẻ, có lẽ cũng gần 4o tuổi đeo mắt kính dầy
cộm. Vượt qua con đường đất đỏ dẫn vào Barbara được hơn 300m thì chạm địch. Tôi cho lệnh ép sang phải, sang trái đều bị đụng chỉ tiến thẳng là không, trong
khi đó phía sau lưng ĐĐ24 lại có tiếng súng nổ, tôi nói với Th/tá Nghiêm :
- Tụi nó đang lùa mình đó Thiếu Tá.
Thiếu Tá TĐP báo cáo lại cho TĐT, hình như TĐT không tin vào sự thật :
- Thì lệnh của Nam Hải anh cứ vào đi …
Nghe mà ngán ngẩm. Phía trước là ngọn đồi trọc, cây cối thưa thớt, trung đội 1 báo cáo vô sự. Tôi và Th/táNghiêm lên quan sát địa thế để đổi hướng đánh về phía
đông. Núp sau một lùm cỏ, bằng mắt trần chúng tôi thấy Việt Cộng như kiến, lô nhô trên những ngọn đồi ở phía bắc, tây bắc và đông bắc.
- Mình phải khoanh thật nhanh, Thiếu Tá.
Vừa nói tôi vừa chỉ cho Th/tá Nghiêm thấy cách chúng tôi không xa, trên 100m ở phía tây của trục tiến quân, địch đang giàn quân. Vừa khoanh xong ĐĐ21 ở phía
bắc và ĐĐ24 ở phía Nam thì tiếng depart của súng cối 82ly vang lên liên tục như đánh trống, phải có đến hơn 10 khẩu! Đạn nổ đều ở trên đồi. Dứt đợt pháo, địch
xung phong lên tấn công dồn dập, nhưng đều bị đẩy lui. Tiếng súng nổ rền khắp phòng tuyến, Johnson núp sau một gốc cây, một tay giữ cái kiếng cận, một tay cầm
ống liên hợp xin yểm trợ. Tiếng súng càng lúc càng dồn dập, đã có những tên địch nằm chết trên tuyến phòng thủ. Áp lực địch nặng nhất ở phía đông, pháo binh
không yểm trợ được vì đồng trục. Johnson la lên :
- Fighters comes !
- Thiếu tá cho nó đánh ở phía đông đi.
Những quả bom như những con heo bay vùn vụt qua đầu, nổ dưới chân đồi, từng xác địch tung lên.
- Check fire, check fire …
Tiếng Johnson vang lên, có lẽ thấy gần quá nên “ông nội” này lạnh cẳng chăng ?! Tôi nhào đến gần hét lên :  
- Check cái con ….. go ahead …
Sau loạt bom của mấy chiếc Fantom, địch dãn ra nhưng lại gia tăng pháo. Hai đại đội vùng vẫy chiến đấu đon độc. Pháo nhiều quá, không biết đường nào để phản
pháo. Mấy cái máy truyền tin của tôi đều bị hư hỏng vì đạn pháo, trung đội trưởng tr/đ2, Th/úy Hồ Công Đại vừa bị tử thương, thương binh la liệt . Vừa ngớt pháo,
tôi la hét ra lệnh tất cả các binh sĩ phải nhổm dậy để chống lại những đợt xung phong kế tiếp của địch và thấy Johnson đang bò lồm cồm, mò mẫm tìm cặp mắt kính,
thảm thay cặp mắt kính của anh ta đã bay đi đâu mất. Chợt có tiếng của B1 Nhiễu vang lên :
- Đại Úy ơi! người ta đã bỏ đi hết rồi.
Cả tuyến phòng thủ ở phía nam bị bỏ trống, ĐĐ24 không biết đã đi đường nào ? Uất nghẹn, tôi la lên :
- Tất cả theo tôi, những người còn khoẻ dìu dắt người bị thương đi trước theo dấu của ĐĐ24.
Tôi ra lệnh cho trung đội 3 của chuẩn úy Thanh đoạn hậu và Johnson theo sát bên tôi, còn Đại thì đành phải để lại, nằm cô đơn trên đồi - buồn thay …
          Vận nước xoay vần, thế sự vạn vật đổi thay nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những giọt lệ của Hồ Công Đại khi nhắm mắt … Tôi sẽ về thăm Đại …
                                                                                     Mây Hồng kbc4247
 
Mây Hồng kbc4247
         
    Tôi về trình diện tiểu đoàn 2 Nhẩy Dù vào tháng 7 năm 1967 sau khi tốt nghiệp khoá 24
SQTB/TĐ và khóa 118 Nhẩy Dù. Kể từ đó, đời binh nghiệp của tôi gắn liền với TĐ2/ND,
đúng hơn là với ĐĐ/21.
          Trải qua các thăng trầm của đơn vị dưới quyền chỉ huy của các vị TĐTr. : Lê
Quang Lưỡng, Trần Kim Thạch, Lê văn Mạnh, Ngô Lê Tĩnh, Nguyển Đình Ngọc và cuối
cùng là Trần Công Hạnh, TĐ/2/ND đã vượt qua bao sóng gió cho dến ngày tan đàn sẻ
nghé. Cố vấn Mỳ đi với tiểu đoàn củng nhiều, nhưng trong trí nhớ mòn mỏi của tôi thì chỉ
còn nhớ lại có mấy người. Các vị sĩ quan Hoa Kỳ đi theo đoàn quân Mũ đỏ cũng có nhiều
vị lên cấp tướng của quân lực Hoa Kỳ. TĐ2/ND cũng có hai vị lên cấp tướng, một vị là
tướng 4 sao : Barry Mc Caffrey làm cố vấn cho TĐ/2/ND năm 1966-67 và tướng ba sao
Mike Davisson Jr. làm cố vấn trưởng cho TĐ2 năm 1972 khi TĐ tham chiến ở Kontum,
An Lộc. Làm cố vấn cho ĐĐ21 khi tôi làm ĐĐ/Tr. Còn có hai người là Trung sĩ William
Ball và Tr/Úy James Towsend, cả hai hiện nay là Đại Tá hồi hưu và đều ở Tampa.
Back
Next