Page 35 - MUDO 81
P. 35
Mũ Đỏ 81 33
nhau. Hai trạm gác không cách nhau hơn chiều ngang của một con
đường tráng nhựa. Lúc ban đầu vui lắm,ngày nào cũng đấu khẩu nhẹ
nhàng, không chửi tục không tuyên truyền chính trị . Nhảy Dù hát
nhạc vàng đủ bộ Bolero cho bộ đội nghe; còn bộ đội thì chỉ còn một
Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây nhai đi nhai lại cả ngày.
Lâu lâu Sao Vàng có tổ chức cắt tóc cho cả hai bên. Chắc trong
lịch sử chiến tranh thế giới chưa có bao giờ hai đối phương mặt
chạm mặt lạ kỳ như vậy. Lúc đó hắn thường lội ra các chốt trung đội
ở tuyến đầu để vào sổ lý lịch cá nhân của đại đội nên có lần được
cắt tóc miễn phí. Nhìn thằng thợ hớt tóc có giọng nói Quảng Bình
Đồng Hới hắn nghĩ thầm biết đâu trong những giao thông hào bên
kia chiến tuyến này có bà con chú bác cô dì của hắn.
Rồi ngưng bắn và hòa bình da beo trở nên căng thẳng khi các
Chính Trị Viên Sao Vàng xuất hiện, và bên kia mở loa tuyên truyền
láo khoét. Nhảy Dù phản ứng bằng cắt đứt chương trình nhạc vàng
Bolero, và trở lại những bài chiến đấu ca.
Hai điều đáng nhớ trong thời gian này nhớ là Tường Vi sau khi
sinh con gái đầu lòng, được gửi đi học khóa Đại Đội Trưởng. Trung
Úy Phạm Văn Nhơn về làm tân đại đội trưởng của Đại Đội 92.
Tiếp đó Nhảy Dù và Sao Vàng tiếp tục choảng nhau trở lại, cường
độ đánh nhau càng ngày càng dữ dội hơn. Thiếu Úy Vương, người
sĩ quan TVBQGVN (khóa 26) hy sinh trong một trận mưa pháo của
Sao Vàng.
Thình lình Sao Vàng hoàn toàn rút quân ra khỏi chiến trường
Quảng Trị, kéo về bên kia biên giới Lào. Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù cũng
chuẩn bị bàn giao vùng trách nhiệm cho TQLC và zulu về hậu cứ.
Trở Về Hậu Cứ
Có lẽ lúc đó là tháng 5, năm 1974 khi Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù được
trở về hậu cứ. Hậu cứ đây là trại Trần Thanh Phương, nằm trong bản
doanh trại Hoàng Hoa Thám của Sư Đoàn Nhảy Dù (khu Ngã Tư
Bảy Hiền trong thành phố Sài Gòn.)
Nỗi vui khó tả khi tàu bay đưa đơn vị trở về vòng trên thành
phố trước khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Hầu như từ trên
xuống dưới ai nấy cũng lộ chút hãnh diện trên khuôn mặt, và lâng
lâng trong men say chiến thắng.
Với thành phần kỳ cựu nòng cốt, cuộc hành quân Quảng Trị là
thời gian dài nhất tiểu đoàn xa lìa hậu cứ. Năm tháng trôi qua, có
Tháng mười hai không hai không