Page 34 - MUDO 81
P. 34
Mũ Đỏ 81 32
92 trong thời gian ở Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa.
Mỗi ngày binh sĩ trong đơn vị tập dượt giống như thời gian ở quân
trường Vương Mộng Hồng. Thỉnh thoảng anh em có dịp đi nhảy dù
bồi dưỡng bằng trực thăng. Hắn nhớ cảm tưởng lâng lâng khi thấy
cánh dù mình bung tròn trên trời đất quê hương.
Cảnh Dương
Sau hai tuần tái huấn luyện, Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù được trực thăng
bốc lên dãy núi Cảnh Dương.
Từ đèo Hải Vân đổ xuống đi hướng bắc, qua vịnh Lăng Cô là
đến Cảnh Dương. Cảnh Dương nổi tiếng là thắng cảnh mà ngày
xưa vua chúa triều Nguyễn hay đến để nghỉ mát. Núi cao biển đẹp,
Cảnh Dương yên bình không có dấu vết chiến tranh. Có lẽ các cấp
chỉ huy chỉ muốn Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù ứng chiến gần Hải Vân để
ngăn chặn quấy rối của địch trên đường đèo Huế Đà Nẵng, và cũng
là thành phần trừ bị cho Quân Đoàn I ở miền trung.
Thời gian ở Cảnh Dương chẳng có gì nặng nhọc, mỗi ngày các
trung đội cho con cái bung ra đi lục soát các đỉnh đồi lân cận, và ban
đêm thì đóng chốt nghe ngóng những dấu hiệu lạ trong vùng. Một
điều khó quên là lúc đó đại đội 92 thường hay bị đói bỡi trực thăng
tiếp tế không đáp được vì sương mù dày đặc. Hắn nhớ có ngày các
trung đội phải lội núi bương qua đầm Cầu Hai qua chợ Túy Vân
mua đồ ăn, hoặc xuống biển Cảnh Dương thẩy lựu đạn kiếm cá về
ăn cho đỡ đói.
Trở Về Quảng Trị
Tháng 8 tháng 9 năm 1973, tình hình ngưng bắn trong mặt trận da
beo ở Quảng Trị đã có dấu hiệu sứt mẻ, lính Sao Vàng đã có nhiều
lần lấn đất tấn công các đơn vị địa phương quân và bộ binh ở cực
bắc Huế và Quảng Trị. Một lần nữa Tiểu Đoàn 9 được thẩy về tuyến
đầu cạnh bờ sông Thạch Hãn.
Trở lại Quảng Trị các tiểu đoàn nhảy dù không được trang bị đầy
đủ như những ngày trước khi ngưng bắn. Đạn dược thiếu. Lương
thực thiếu. Pháo binh yểm trợ hạn chế 5 quả 105 ly. Lệnh ban ra là
các đơn vị phải tiết kiệm toàn bộ vũ khí, đôi khi còn phải đi tìm kiếm
và lượm lặt những gì bỏ lại trong chiến trường xưa.
Khi vừa vào vùng trở lại, Nhảy Dù và Sao Vàng đóng chốt sát
Tháng mười hai không hai không