Page 232 - MUDO79_80
P. 232
Mũ Đỏ 79-80 230
thương lượng. Trong trường hợp nào ta cũng phải thực sự đề phòng.
2- Các anh cho kiểm tra nắm được tin gì cụ thể thì điện ngay cho
biết. Cần nhắc lại và phổ biến rộng rãi những chỉ thị phòng độc
phòng hóa cho bộ đội. Cần chuẩn bị thêm những phương tiện gì thì
điện ngay cho biết.
3- anh ba (lê Duẩn) và Thường Vụ quân Ủy Trung Ương có ý kiến
cách đối phó hiệu quả nhất là:
a/ Thực hiện chủ trương của Bộ chính Trị, phát động sớm cuộc tiến
công làm cho hính thái bộ đội ta và địch ở vào thế tiếp cận xem kẽ.
Đối với các đơn vị tập kết ở xa địch thì cần ngụy trang tốt nơi trú
quân và có biện pháp phòng độc phòng hóa nghiêm ngặt.
b/ Để bảo đảm hành động nhanh chóng và chắc thắng thì biện pháp
tốt nhất là cho tri63n khai ngay các trận địa pháo 1130 và D.74 (nếu
cần thì dùng một lực lượng bao vây các vị trí của địch để mở đường
cho pháo), đánh mạnh vào tân Sơn Nhất và các mục tiêu nội đô từ
phía bắc và tây bắc cũng như từ phía nam Nuận Trạch (Nhơn Trạch).
Như vậy vừa gây tổn thương nặng cho không quân địch hiện là chỗ
dựa chủ yếu của chúng, vừa gây rối loạn trong hàng ngũ địch ở nội
đô và làm suy sụp hơn nữa tinh thần chiến đấu của chúng, tạo điều
kiện thuận lợi để ta tấn công vào nội đô, tiêu diệt và làm tan rã địch.
C/ Đối với các sân bay quan trọng khác như Cần Thơ, Vũng Tàu
v.v… cần chỉ thị cho các bộ đội dùng các loại hỏa lực (pháo, cốii) và
đặc công đánh phá mạnh.
4- Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời đã lên tiếng tố cáo dư luận quốc
tế. Ta cũng đã đề nghị các tổ chức quốc tế lên tiếng tố cáo mạnh mẽ.
5- Nhận được điện anh trả lời ngay.”
(ghi chú: Văn Kiện đảng, trang 305-306)
Tuy nhiên dù có bom CBU nhưng một Sư Đoàn 18 không thể nào
chống cự được với một lực lượng địch đông gấp bội, sau 13 ngày
anh dũng chống lại nhiều đợt tấn công của quân CSBV, các đơn vị
cuối cùng của Sư Đoàn 18 đã rút khỏi xuân Lộc ngày 22 tháng 4.
Các nhà báo ngoại quốc đã khen ngợi cuộc rút quân nầy là đã “được
hoạch định và thi hành rất hay” và khi các đơn vị nầy về đến Biên
Hòa thì chỉ bị thiệt hại chừng 30 phần trăm quân số sau hai lần giao
tranh với một lực lượng đông gấp bốn năm lần.
Kế Hoạch Mérillon
Tại Paris, Tổng Thống Pháp Giscard d’Estaing tin rằng chính Phủ
Tháng sáu hai không một chín