Page 12 - MuDoso78
P. 12

Mũ Đỏ 78                            11
        của những chính phủ hy vọng sẽ tăng được lượng thương mại và vốn đầu
        tư vào nước của họ. Những đặc khu như vậy đang xuất hiện ngay cả ở
        những nước đã là nơi để doanh nhân trốn thuế: Cayman Islands có một
        đặc khu kinh tế mới. Thomas Farole của Ngân hàng Thế giới cho biết,
        “Bất kỳ quốc gia nào không có [SEZ] từ mười năm trước hoặc hiện nay
        chưa có dường như đang lên kế hoạch để thiết lập một đặc khu kinh tế.”
        Nếu đọc qua lịch sử kinh tế các bộ trưởng thương mại đang háo hức có thể
        sẽ phải tạm dừng lại để suy nghĩ. Những đặc khu kinh tế — nơi giới xuất
        cảng và giới đầu tư được ưu đãi về thuế, thuế nhập cảng và luật lệ — tạo
        ra những méo mó trong nền kinh tế quốc gia. Chính quyền sẽ “tha” không
        thu những khỏan mà giới đâu tư phải chi về đầu tư cần có cho cơ sở hạ
        tầng và doanh thu thuế. Họ hy vọng rằng những thất thu đó sẽ đem lại
        nhiều công ăn việc làm và thương mại sẽ bùng phát. Trong thực tế, nhiều
        đặc khu kinh tế đã thất bại. Người ta khó có thể có đủ dữ liệu về hiệu suất
        của những đặc khu này vì khó tách rời ảnh hưởng của các khu vực kinh
        tế đặc biệt ra khỏi các yếu tố kinh tế khác. Nhưng bằng chứng kể lại cho
        thấy chúng có thể thuộc vào một ba loại: một vài thành công vượt trội,
        một số lớn hơn có kết quả chỉ lợi hơn một chút trong những đánh giá về
        giá phải chi so với lợi ích, và tuyệt đại đa số là những đặc khu kinh té thất
        bại hoặc chưa bao giờ cất cánh, quản lý kém hoặc giới đầu tư sẵn sàng bỏ
        cuộc, không tạo ra công ăn việc làm hoặc thu nhập về mặt xuất cảng một
        cách đáng kể. Các đặc khu kinh tế đã có lịch sử lâu dài: khu thương mại tự
        do đầu tiên là ở vùng Phoenicia cổ. Đặc khu kinh tế đầu tiên thời hiện đại
        được thiết lập tại sân bay Shannon ở Ireland vào năm 1959, nhưng khái
        niệm này bắt đầu phổ biến vào những năm 1980 sau khi Trung Quốc ôm
        chầm lấy chúng. Hiện nay có hơn 4.000 Đặc khu Kinh tế. Một nghiên cứu
        thực hiện năm 2008 ước tính có 68 triệu người đã làm việc trong nững
        đặc khu đó. Chúng hiện hữu dưới nhiều hình thức, từ “khu chế xuất” đến
        “thành phố có điều lệ riêng”, là những khu đô thị tự có quyền đặt ra các
        quy luật riêng cho nó ở tất cả mọi lĩnh vực ảnh hưởng đến kinh doanh.

        Thành công lớn nhất của Đặc khu Kinh tế là ở Trung Quốc khi chính quyền
        ở đây quyết định tạo ra một Đặc khu Kinh tế ở Thâm Quyến vào năm 1980
        đã biến thành phố này thành một khu vự xuất cảng hùng mạnh. Từ đó đã
        có hàng chục Đặc khu Kinh tế xuất hiện khắp nơi ở Trung Quốc. Vào tháng
        3, ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, đã thúc đẩy thành lập những
        Đặc khu kinh tế nhanh hơn nữa. Những thành công của Đặc khu Kinh tế
        khác còn có United Arab Emirates, Nam Hàn và Malaysia. ShangJin Wei
        của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết Philippines đã được khen ngợi



                        Tháng sáu hai không một tám
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17