Page 203 - DACSAN71
P. 203
203 Muõ Ñoû 71- Xuaân AÙt Muøi - 2015
Xin Chúa cho họ được yên nghỉ muôn đời, và ánh sáng ng àn thu soi
trên họ
Tôi vô cùng trân quý bài thơ Tiễn Anh của “Đích Thân Tường Vi”. Qua
bài thơ, tôi nhìn thấy được con người và tâm hồn của “Tường Vi”. Ở Anh,
tôi nhìn thấy cái nghĩa khí của một chiến sĩ, cái lương tâm của một y sĩ
tiền tuyến. Ở Anh, tôi thấy được sự độ lượng và lòng vị tha nhân bản. Và ở
Anh, tôi thấy được đức độ và tình người trong gian khó hay trong vui đùa,
sự hy sinh và lòng tận tụy sẳn sàng chia xẻ khổ đau. Tôi vẫn không hiểu vì
đâu Anh có biệt hiệu “Tường Vi”, chử ghép tên của Anh với tên một người
đẹp nào chăng! Và đúng như biểu hiệu của hoa Tường Vi là một loại hoa
không phô trương, không kiêu sa, nhưng bình dị, thanh tú, đơn sơ bền bỉ,
sâu sắc và khiêm tốn, Anh có đầy đủ những đức tính vừa nêu trên.
Vào QYND cuối tháng 5, 1974 cho đến ngày mất nước, tôi chỉ gặp “Đích
Thân” một lần duy nhất tại Đà Nẳng khi ra trình diện Sư Đoàn ND và nhận
lãnh trách nhiêm làm y sĩ trưởng TĐ1ND ngay trước khi “nhảy” vào vùng
trong tháng 8, 1974. Thật sự, lần tiếp xúc quá nhanh chóng đó và ngay cả
thời gian phục vụ TĐQY ND quá ngắn không thể nào cho tôi có cơ hội biết
về “Đích Thân”. Qua đến hải ngoại, và từ từ sau đó, tôi mới bắt đầu nghe
nhắc đến tên của “Đích Thân”, rồi những câu chuyện của những tháng
cuối của cuộc chiến, của những ngày cuối trước 30 tháng 4, sự kiện “Đích
Thân” cũng trải qua cảnh lao tù CS, khiến tôi càng kính nể “Tường Vi”.
Khi viết lên những dòng chử này, tôi không có tâm trạng của kẻ mong
được lên lon, hay chờ đợi một ly rượu Bordeaux, vì không biết chúng mình
còn có cơ duyên gặp nhau lần thứ hai. Nhưng tôi chỉ mong nói lên đây lòng
kính mến của một đàn em đối với một đàn anh, dù đã gần 40 năm qua. Như
một lời tỏ tình, rien n’est trop tard. Tôi phục tư cách của Anh. Tôi phục con
người của Anh. Vừa võ vừa văn vừa cả thổi kèn (đủ loại, Clarinet, Saxo-
phone, Trompet…), lại vừa tu xuất vừa tu đời. Thật đáng nể.
Tôi không mấy am hiểu về nhạc lý dù rất thích nghe nhạc. Bản nhạc phổ
theo lời thơ “Tiễn Anh” vẫn chưa có người hát, theo lời của BS. Cổn. Mong
một ngày nào đó khi bình an hoàn toàn trở lại trên quê hương VN, chúng
ta sẽ cùng hoà tấu bản “Tiễn Anh” . Tôi sẽ cất giọng ngâm ‘Tiễn Anh”, nếu
tôi vẫn chưa hát được, hòa cùng với tiếng kèn saxophone và clarinet điêu
luyện của đàn anh PG Cổn và của “Đích Thân” Tường Vi. Một bản hoà
tấu không cần phải có thêm hai đoạn cuối, như một symphonie inachevée.
Một gảy đỗ của tuổi xuân trong thời chinh chiến.
Vĩnh Chánh
CA, tháng 10, 2013
Tieåu ñoaøn Quaân Y - Giöû ñôøi cho nhau
Xin Chúa cho họ được yên nghỉ muôn đời, và ánh sáng ng àn thu soi
trên họ
Tôi vô cùng trân quý bài thơ Tiễn Anh của “Đích Thân Tường Vi”. Qua
bài thơ, tôi nhìn thấy được con người và tâm hồn của “Tường Vi”. Ở Anh,
tôi nhìn thấy cái nghĩa khí của một chiến sĩ, cái lương tâm của một y sĩ
tiền tuyến. Ở Anh, tôi thấy được sự độ lượng và lòng vị tha nhân bản. Và ở
Anh, tôi thấy được đức độ và tình người trong gian khó hay trong vui đùa,
sự hy sinh và lòng tận tụy sẳn sàng chia xẻ khổ đau. Tôi vẫn không hiểu vì
đâu Anh có biệt hiệu “Tường Vi”, chử ghép tên của Anh với tên một người
đẹp nào chăng! Và đúng như biểu hiệu của hoa Tường Vi là một loại hoa
không phô trương, không kiêu sa, nhưng bình dị, thanh tú, đơn sơ bền bỉ,
sâu sắc và khiêm tốn, Anh có đầy đủ những đức tính vừa nêu trên.
Vào QYND cuối tháng 5, 1974 cho đến ngày mất nước, tôi chỉ gặp “Đích
Thân” một lần duy nhất tại Đà Nẳng khi ra trình diện Sư Đoàn ND và nhận
lãnh trách nhiêm làm y sĩ trưởng TĐ1ND ngay trước khi “nhảy” vào vùng
trong tháng 8, 1974. Thật sự, lần tiếp xúc quá nhanh chóng đó và ngay cả
thời gian phục vụ TĐQY ND quá ngắn không thể nào cho tôi có cơ hội biết
về “Đích Thân”. Qua đến hải ngoại, và từ từ sau đó, tôi mới bắt đầu nghe
nhắc đến tên của “Đích Thân”, rồi những câu chuyện của những tháng
cuối của cuộc chiến, của những ngày cuối trước 30 tháng 4, sự kiện “Đích
Thân” cũng trải qua cảnh lao tù CS, khiến tôi càng kính nể “Tường Vi”.
Khi viết lên những dòng chử này, tôi không có tâm trạng của kẻ mong
được lên lon, hay chờ đợi một ly rượu Bordeaux, vì không biết chúng mình
còn có cơ duyên gặp nhau lần thứ hai. Nhưng tôi chỉ mong nói lên đây lòng
kính mến của một đàn em đối với một đàn anh, dù đã gần 40 năm qua. Như
một lời tỏ tình, rien n’est trop tard. Tôi phục tư cách của Anh. Tôi phục con
người của Anh. Vừa võ vừa văn vừa cả thổi kèn (đủ loại, Clarinet, Saxo-
phone, Trompet…), lại vừa tu xuất vừa tu đời. Thật đáng nể.
Tôi không mấy am hiểu về nhạc lý dù rất thích nghe nhạc. Bản nhạc phổ
theo lời thơ “Tiễn Anh” vẫn chưa có người hát, theo lời của BS. Cổn. Mong
một ngày nào đó khi bình an hoàn toàn trở lại trên quê hương VN, chúng
ta sẽ cùng hoà tấu bản “Tiễn Anh” . Tôi sẽ cất giọng ngâm ‘Tiễn Anh”, nếu
tôi vẫn chưa hát được, hòa cùng với tiếng kèn saxophone và clarinet điêu
luyện của đàn anh PG Cổn và của “Đích Thân” Tường Vi. Một bản hoà
tấu không cần phải có thêm hai đoạn cuối, như một symphonie inachevée.
Một gảy đỗ của tuổi xuân trong thời chinh chiến.
Vĩnh Chánh
CA, tháng 10, 2013
Tieåu ñoaøn Quaân Y - Giöû ñôøi cho nhau