Page 157 - DACSAN71
P. 157
157 Muõ Ñoû 71- Xuaân AÙt Muøi - 2015
Viên Sĩ Quan Hiện Dịch Quân Y của anh Liệu sắp ra trường. Năm 1971,
khi chọn đơn vị, anh Liệu chọn binh chủng Nhảy Dù và nhiệm sở đầu tiên
là một tiểu đoàn nhảy dù. Tô Phạm Liệu đã chính thức trở thành y sĩ của
một tiểu đoàn tác chiến binh chủng nhảy dù, đúng như ý định của anh.
Những ngày tháng ngay sau đó, tôi rất ít gặp anh Liệu. Chúng tôi
ở lại hậu phương hoàn tất công chuyện học hành ở những trường Y Nha
Dược. Anh Liệu và các anh khác tản mác trong những đơn vị của quân
đội khắp bốn vùng chiến thuật. Tôi chỉ gặp lại anh Liệu một hai lần trong
một khoảng thời gian độ một năm trời khi anh về ghé thăm trường Quân
Y trong những dịp nghỉ phép. Những ngày đó anh vẫn cao lớn và đội mũ
đỏ, mặc quần áo rằn ri nhảy dù trông rất oai hùng. Chúng tôi chỉ có dịp nói
chuyện chào hỏi chút ít và tôi được biết là anh đã trải qua khá nhiều thử
thách ngoài mặt trận.
Rồi... đến một ngày tháng, vào một nơi... của định mệnh:
Thời điểm năm 1972, mùa Hè nắng cháy.
Địa điểm là Charlie, Cao Nguyên Nam Việt Nam.
Tôi được nghe đến, được biết và được hiểu Tô Phạm Liệu nhiều
hơn.
Bốn năm trước đó, năm 1968, vào dịp bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ
cũng là khi Bắc Việt cho tổng tấn công và thất bại trên các chiến địa Tết
Mậu Thân. Tuy Cộng Sản thất bại nặng nề trên bình diện quân sự, nhưng
phải công nhận họ đã gây ảnh hưởng khá mạnh trong việc tuyên truyền
chính trị. Hình ảnh chiến tranh tại Việt Nam, một nơi xa xôi ở bên kia nửa
quả địa cầu, được người dân Mỹ chứng kiến mỗi ngày, ngay tại nhà riêng,
qua hệ thống vô tuyến truyền hình. Dân chúng Hoa Kỳ đã bắt đầu chán sợ
cuộc chiến tranh đẫm máu và dai dẳng. Đầu óc thực tế của họ nghe nhiều
đến số tiền đã và phải trang trải thêm cho cuộc chiến. Hình ảnh quan tài
những quân nhân Hoa Kỳ chết ở Việt Nam đem về Mỹ được chiếu rõ trên
truyền hình, làm nao núng cả quốc gia. Các phong trào phản chiến Hoa
Kỳ hoạt động mạnh hơn. Các ứng cử viên Tổng Thống Mỹ đều biết rõ tầm
quan trọng của việc cần phải chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam.
Năm 1972, cũng lại là năm bầu cử Tổng Thống Mỹ . Do đó, thêm
một lần nữa, Bắc Việt muốn có tiếng vang vọng với bất cứ giá nào. Đại
Tướng Bắc Việt Võ Nguyên Giáp còn nghĩ là có thể chiếm đoạt miền Nam
vào lúc này.
Cũng như Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân năm 1968, Tướng
Tieåu ñoaøn Quaân Y - Giöû ñôøi cho nhau
Viên Sĩ Quan Hiện Dịch Quân Y của anh Liệu sắp ra trường. Năm 1971,
khi chọn đơn vị, anh Liệu chọn binh chủng Nhảy Dù và nhiệm sở đầu tiên
là một tiểu đoàn nhảy dù. Tô Phạm Liệu đã chính thức trở thành y sĩ của
một tiểu đoàn tác chiến binh chủng nhảy dù, đúng như ý định của anh.
Những ngày tháng ngay sau đó, tôi rất ít gặp anh Liệu. Chúng tôi
ở lại hậu phương hoàn tất công chuyện học hành ở những trường Y Nha
Dược. Anh Liệu và các anh khác tản mác trong những đơn vị của quân
đội khắp bốn vùng chiến thuật. Tôi chỉ gặp lại anh Liệu một hai lần trong
một khoảng thời gian độ một năm trời khi anh về ghé thăm trường Quân
Y trong những dịp nghỉ phép. Những ngày đó anh vẫn cao lớn và đội mũ
đỏ, mặc quần áo rằn ri nhảy dù trông rất oai hùng. Chúng tôi chỉ có dịp nói
chuyện chào hỏi chút ít và tôi được biết là anh đã trải qua khá nhiều thử
thách ngoài mặt trận.
Rồi... đến một ngày tháng, vào một nơi... của định mệnh:
Thời điểm năm 1972, mùa Hè nắng cháy.
Địa điểm là Charlie, Cao Nguyên Nam Việt Nam.
Tôi được nghe đến, được biết và được hiểu Tô Phạm Liệu nhiều
hơn.
Bốn năm trước đó, năm 1968, vào dịp bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ
cũng là khi Bắc Việt cho tổng tấn công và thất bại trên các chiến địa Tết
Mậu Thân. Tuy Cộng Sản thất bại nặng nề trên bình diện quân sự, nhưng
phải công nhận họ đã gây ảnh hưởng khá mạnh trong việc tuyên truyền
chính trị. Hình ảnh chiến tranh tại Việt Nam, một nơi xa xôi ở bên kia nửa
quả địa cầu, được người dân Mỹ chứng kiến mỗi ngày, ngay tại nhà riêng,
qua hệ thống vô tuyến truyền hình. Dân chúng Hoa Kỳ đã bắt đầu chán sợ
cuộc chiến tranh đẫm máu và dai dẳng. Đầu óc thực tế của họ nghe nhiều
đến số tiền đã và phải trang trải thêm cho cuộc chiến. Hình ảnh quan tài
những quân nhân Hoa Kỳ chết ở Việt Nam đem về Mỹ được chiếu rõ trên
truyền hình, làm nao núng cả quốc gia. Các phong trào phản chiến Hoa
Kỳ hoạt động mạnh hơn. Các ứng cử viên Tổng Thống Mỹ đều biết rõ tầm
quan trọng của việc cần phải chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam.
Năm 1972, cũng lại là năm bầu cử Tổng Thống Mỹ . Do đó, thêm
một lần nữa, Bắc Việt muốn có tiếng vang vọng với bất cứ giá nào. Đại
Tướng Bắc Việt Võ Nguyên Giáp còn nghĩ là có thể chiếm đoạt miền Nam
vào lúc này.
Cũng như Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân năm 1968, Tướng
Tieåu ñoaøn Quaân Y - Giöû ñôøi cho nhau