Page 278 - DacSan69
P. 278
278 Muõ Ñoû 69


Vì mầm mống phân ly đã sẵn có trong huyền thoại của thuở ban đầu:

“…Ngày ấy ta theo Cha xuống biển
Người theo Mẹ một chuyến lên rừng
Ta vẫn nghĩ một ngày sum họp
Lẽ người quên bọc trứng sau lưng?”
(Trong đêm mưa tiền đồn - Nguyễn Dương Quang)

Cho nên Ý Yên lên tiếng kêu gọi:

“…Xin nghĩ đến một ngày sau chiến trận
Súng buông rồi và lửa tắt đằng sau
Kẻ sống sót nhìn nhau và sẽ nhận
Mình da vàng cùng tiếng nói như nhau…”
(Sau chiến trận - Ý Yên)

Trong chiến tranh, những người lính của QLVNCH là như thế. Có người
trong số những tác giả này đã chết trận, nhiều người bị thương và mất đi
một phần thân thể… Nhưng lửa rồi cũng đã tắt, chiến tranh rồi cũng đã
kết thúc, để rồi những người lính này còn phải chịu đựng, không chỉ là
những cơn đau nhức do mảnh đạn còn sót lại trong thân thể, mà là vết chấn
thương trong tâm hồn.


Đó là những gì tiếp theo sau chiến tranh - không phải là đề tài của tiểu
luận này.


Không còn nghi ngờ gì nữa khi nói đến giá trị văn học, Thơ lính chiến
miền Nam là một tập thơ quý vì đã bao gồm những gì là tinh hoa của thơ
do những người lính miền Nam làm ra. Đây là một dòng thơ tất yếu phải
có – và đã có – trong một thời kỳ đen tối kéo dài quá lâu của đất nước.
Lịch sử sẽ không lặp lại, sẽ không bao giờ có được những bài thơ như thế
này trong bất kỳ một tương lai nào nữa.

Những bài thơ này, nếu không được gìn giữ, biết đâu rồi sẽ mai một, sẽ
bị quên lãng, sẽ biến mất … thì quả là đáng tiếc cho tất cả chúng ta, nhất
là với những nhà nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam.

Nguyễn Hữu Thời
(Tháng 8/2012)
(Thư Quán Bản Thảo số 55, Tháng 1-2013)
Xuân Giáp Ngọ 2014
   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283