Page 86 - DanSan68
P. 86
86 Muõ Ñoû 68
trầm bay thoang thoảng trong gió, có tiếng mõ lốc cốc chen lẫn tiếng tụng
kinh nho nhỏ của vị sư già. Tôi thường dừng chân nơi hòn non bộ, xem
cách bài trí khéo léo của người đời, thật giống như một khung trời thu hẹp;
cũng có núi, có sông, có chiếc cầu tre bắc ngang qua suối, cũng có chú tiều
phu đốn củi nuôi thân và trên tản đá dưới gốc cây tùng già, một ông lão
đang ngồi câu cá.
Cảnh vật vẫn vậy, có thay đổi gì đâu? Sao tôi cứ thích dừng chân đứng
nhìn, mỗi lần đến Chùa Lễ Phật.
Tôi cầu xin:
- Phật Tổ phù hộ: Quốc thái, dân an,
- Cho Nước nhà, hết cảnh đao binh.
- Cho Hoà bình trở về với dân tộc
- Để người dân được hưởng thái bình.
- Và xin sư ông làm lễ; siêu sinh tịnh độ cho các vong linh tử sĩ; được
nghìn thu an nghỉ nơi cõi Vĩnh hằng.
Tôi trở về doanh trại, vào văn phòng Đại đội, hỏi Kế toán trưởng xem;
Tiểu đoàn có gọi, hợp hành gì không?
- Không nghe gì hết, Đích thân. Trung sĩ nhất Yên trả lời.
Lay hoay chẳng biết làm gì, tôi bước ra ngoài, đứng trước cửa văn phòng,
dưới bóng mát cây ngô đồng, châm thuốc hút và nhìn mấy chú bồ câu gật
đầu gạ gẫm...gù gù trên mái vòm câu lạc bộ Hạ Sĩ Quan Tiểu Đoàn. Đôi
chim sẻ từ sân cờ bay vụt lên đậu nơi cành cây, miệng kêu chim chíp, chân
nhảy nhót không ngừng. Lấp ló dưới đài hoa năm cánh, những quả non
xanh biết nhu nhú bóng loáng, trông thật dễ thương. Mùa Xuân lại hiện về
theo giòng tư tưởng của tôi qua truyện Kiều của cụ Nguyễn Du:
- Ngày Xuân con én đưa thôi,
- Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Vào những ngày Xuân, trên cánh đồng lúa nơi quê tôi, có rất nhiều chim
én. Chúng từ đâu đến rồi đi lúc nào tôi cũng không còn nhớ rõ. Thửa ấy,
cứ mỗi chiều tan học trên đường về nhà, chúng tôi thường dừng chân xem
bầy én bay lượn trên cánh đồng. Chúng lao vút từ trên cao xuống ruộng
lúa, rồi lại cất lên nhanh nhẹn khác thường. Và đám học trò mãi mê xem
đàn én nhỏ săn mồi, về đến nhà thì trời đã tối, nên thường hay bị người
lớn la rầy.
Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành môt bức tranh thật sinh động, dạt dào
tình tự quê hương, dân tộc. Và đó chỉ là cái nhìn của một người lính trong
khuôn viên nhỏ hẹp, tại hậu cứ Sư Đoàn Nhảy Dù, trong những ngày cấm
trại nhàm chán.
Còn ở ngoài đường phố có gì khác hơn không?. Thưa, nơi đó có khung
trời rộng mở. Những tà áo dài được giới thiệu qua nét đẹp duyên dáng của
người con gái Việt Nam, uyển chuyển trong dáng đi, thước tha trong màu
Giả từ Denver
trầm bay thoang thoảng trong gió, có tiếng mõ lốc cốc chen lẫn tiếng tụng
kinh nho nhỏ của vị sư già. Tôi thường dừng chân nơi hòn non bộ, xem
cách bài trí khéo léo của người đời, thật giống như một khung trời thu hẹp;
cũng có núi, có sông, có chiếc cầu tre bắc ngang qua suối, cũng có chú tiều
phu đốn củi nuôi thân và trên tản đá dưới gốc cây tùng già, một ông lão
đang ngồi câu cá.
Cảnh vật vẫn vậy, có thay đổi gì đâu? Sao tôi cứ thích dừng chân đứng
nhìn, mỗi lần đến Chùa Lễ Phật.
Tôi cầu xin:
- Phật Tổ phù hộ: Quốc thái, dân an,
- Cho Nước nhà, hết cảnh đao binh.
- Cho Hoà bình trở về với dân tộc
- Để người dân được hưởng thái bình.
- Và xin sư ông làm lễ; siêu sinh tịnh độ cho các vong linh tử sĩ; được
nghìn thu an nghỉ nơi cõi Vĩnh hằng.
Tôi trở về doanh trại, vào văn phòng Đại đội, hỏi Kế toán trưởng xem;
Tiểu đoàn có gọi, hợp hành gì không?
- Không nghe gì hết, Đích thân. Trung sĩ nhất Yên trả lời.
Lay hoay chẳng biết làm gì, tôi bước ra ngoài, đứng trước cửa văn phòng,
dưới bóng mát cây ngô đồng, châm thuốc hút và nhìn mấy chú bồ câu gật
đầu gạ gẫm...gù gù trên mái vòm câu lạc bộ Hạ Sĩ Quan Tiểu Đoàn. Đôi
chim sẻ từ sân cờ bay vụt lên đậu nơi cành cây, miệng kêu chim chíp, chân
nhảy nhót không ngừng. Lấp ló dưới đài hoa năm cánh, những quả non
xanh biết nhu nhú bóng loáng, trông thật dễ thương. Mùa Xuân lại hiện về
theo giòng tư tưởng của tôi qua truyện Kiều của cụ Nguyễn Du:
- Ngày Xuân con én đưa thôi,
- Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Vào những ngày Xuân, trên cánh đồng lúa nơi quê tôi, có rất nhiều chim
én. Chúng từ đâu đến rồi đi lúc nào tôi cũng không còn nhớ rõ. Thửa ấy,
cứ mỗi chiều tan học trên đường về nhà, chúng tôi thường dừng chân xem
bầy én bay lượn trên cánh đồng. Chúng lao vút từ trên cao xuống ruộng
lúa, rồi lại cất lên nhanh nhẹn khác thường. Và đám học trò mãi mê xem
đàn én nhỏ săn mồi, về đến nhà thì trời đã tối, nên thường hay bị người
lớn la rầy.
Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành môt bức tranh thật sinh động, dạt dào
tình tự quê hương, dân tộc. Và đó chỉ là cái nhìn của một người lính trong
khuôn viên nhỏ hẹp, tại hậu cứ Sư Đoàn Nhảy Dù, trong những ngày cấm
trại nhàm chán.
Còn ở ngoài đường phố có gì khác hơn không?. Thưa, nơi đó có khung
trời rộng mở. Những tà áo dài được giới thiệu qua nét đẹp duyên dáng của
người con gái Việt Nam, uyển chuyển trong dáng đi, thước tha trong màu
Giả từ Denver