Page 290 - MuDo67
P. 290


mang máng như bên phe XHCN chém gió về các sản phẩm của mình.
Đang lang thang ở trung tâm Atlanta và ngưỡng mộ Coca Cola thì cô bé
Sóc gửi bài viết của Ts. Nguyễn Sỹ Dũng về công ty Coca Cola đã trốn
thuế thu nhập tại Việt Nam làm tôi bừng tỉnh về một thế giới toàn cầu
hóa.
Kể cho Thanh Chung nghe, blogger người đẹp bảo, anh Cua chụp cho em
cái ảnh đang đẩy chai Coca ra khỏi Việt Nam cho bõ tức.

Blogger Thanh Chung “quyết đẩy” Coca ở Atlanta. Ảnh: HM
Tại sao Việt Nam lại để một công ty cá mập như Coca Cola lách thuế trong
thời gian dài như vậy. Họ là người Mỹ nên hiểu rất rõ hậu quả việc trốn
thuế như thế nào.
Nhớ lại xe Dream, Toyota, và nhiều mặt hàng sản xuất tại Việt Nam với
niềm tự hào của FDI nhưng đi vào chi tiết mới thấy rất nhiều chi tiết bị
bỏ qua. Cùng loại sản phẩm đó trên thị trường Mỹ hay phương Tây được
kiểm tra rất ngặt.
Nhà nước mà lơi lỏng quản lý thì dân nghèo sẽ bị bóc lột đến tận đồng xu
cuối cùng. Đó là lợi nhuận tư bản bẩn thỉu mà Marx từng cảnh báo.
Theo tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng thì truyền thông và các cơ quan chức năng
nghi ngờ Coca-Cola và một số các doanh nghiệp FDI khác, đã tìm cách
chuyển giá để gian lận thuế.
Ông viết trên báo Lao Động “Nghi ngờ này không phải là không có cơ
sở. Bởi vì rằng, cái việc càng lỗ, càng đầu tư mở rộng sản xuất như cách
Coca-Cola đang làm, nghe ra thật bất hợp lý.
Hoặc là có chuyện đầu óc không bình thường ở đây, hoặc là có chuyện đầu
óc quá giảo hoạt ở đây. Sự thành đạt trên phạm vi toàn cầu của Coca-Cola
cho phép chúng ta loại trừ khả năng thứ nhất. Vậy thì, hiện hữu chỉ là khả
năng thứ hai.
Tuy nhiên, với vị thế độc quyền về hương liệu, Coca-Cola có thể gửi giá
vô tận vào đấy. Các cơ quan chức năng của Việt Nam có cố gắng điều tra,
soi xét đến mấy đi chăng nữa, thì vẫn có thể hoàn toàn bế tắc trong việc
xác định giá cả thật của hương liệu. Mà như vậy thì Coca-Cola chẳng việc
gì phải lo sợ. Có đến “tết Congo” các cơ quan chức năng cũng không thể
xử phạt Coca-Cola được.”
Theo quảng cáo trên trang web của mình, công ty Coca-Cola luôn để ý đến
sự đa dạng của khách hàng và khác biệt văn hóa nhất là trong việc lựa chọn
đồ uống. Dân Á khác dân Âu, khác dân Phi.

“Chúc mừng Giáng Sinh” ở Atlanta. Ảnh: HM
Một ví dụ khác, khi mở ra lon thì cái nắp vẫn dính lại để đảm bảo tái chế
và miếng kẽm nhỏ không rơi ra, làm ô nhiễm môi trường, cũng đủ nói lên
   285   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295