Page 7 - MuDo65
P. 7
7
trên danh nghĩa VN sẽ được còn một số đảo ở Trường Sa, những mỏm đá
trồi lên tụt xuống theo thủy triều, và chắc hẳn Bắc Kinh sẽ dành quyền
quản lý và khai thác hầu hết tài nguyên trong vùng đảo này.
Vào thế kỷ thứ 16 Mạc Đăng Dung đã cắt đất dâng hai châu Qui, Thuận
cùng vàng bạc châu báu để được yên thân và duy trì ngôi vị. Trong cuốn
“Việt Nam Sử Lược” khi viết về họ Mạc tự trói mình cùng 40 thuộc hạ
phủ phục trước quân nhà Minh ở Ải Nam Quan, học giả Trần Trong Kim
đã phê phán: “Làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất
mà dâng cho người, ấy là một người phản quốc”!


Đời Sống Kinh Tế:

Sau khi kết thúc thời kỳ “Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa”, CSVN
thực thi chính sách “đánh tư sản mại bản” gây ra tình trạng khủng hoảng
kinh tế trầm trọng. Hậu quả của chính sách này làm bại sản, tiêu diệt vốn
liếng dành dụm của người dân qua cuộc đổi tiền vào năm 1978. Sau giai
đoạn đen tối này, kể từ giữa thập niên 1980 kinh tế VN đã có chiều hướng
phát triển khả quan, tuy nhiên tới nay vẫn còn đứng thứ 30 trong số 41
nước Châu Á Thái Bình Dương (Index of Economic Freedom). Nhà nước
giữ khoảng 40% tổng sản phẩm nội địa (GDP) và nắm quyền kiểm soát
hầu hết lãnh vực ngân hàng, tài chánh. Vì bè phái, tham nhũng và thiếu
tài năng điều hành, hàng loạt ngân hàng do nhà nước quản trị đã bị thua lỗ
trầm trọng. Trong năm qua chính phủ VN đã cho in trên 120,000 tỷ đồng
để giải cứu trên 10 ngân hàng của nhà nước đang đi tới chỗ sụp đổ (The
Economist).
Theo Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) mức lạm phát tại VN trong
năm qua cao nhất Đông Nam Á, tỷ số lạm phát lên tới 21.6 % (Global
Economics – VN Infation Rate). Với con số trầm trọng này người dân lao
động mỗi ngày một cạn kiệt vốn liếng. Tác động của lạm phát đã đưa đến
sự suy giảm mức tăng trưởng kinh tế một cách nghiêm trọng và làm mất
lòng tin của giới đầu tư ngoại quốc.
Kinh tế VN bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố căn bản:
- Kiều hối (số tiền người Việt ở nước ngoài gửi về VN). - Theo báo
cáo của Ngân hàng Thế giới thì số kiều hối năm 2011 vào khoảng 8.5 tỷ
dollars, năm tới có khuynh hướng sẽ giảm xuống vì nạn thất nghiệp ở Mỹ
cũng như tình trạng khủng hoảng tài chánh ở Âu Châu.
- Vay nợ ngân hàng ngoại quốc. - Công ty đóng tàu Vinashin do
nhà nước quản trị hiện mắc nợ nước ngoài trên 4.4 tỷ Mỹ kim (Bloomberg
News, Dec 13, 2011), Quĩ Elliott VIN có trụ sở ở Hà Lan, một trong những
chủ nợ của Vinashin kiện Vinashin ra tòa, vì không có khả năng trả nợ nên
Vinashin bắt buộc phải đi tới chỗ vỡ nợ phá sản. Hậu quả là VN sẽ gặp
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12