Page 6 - MuDo65
P. 6
6
CSVN đã để chủ quyền giang san, biển đảo mất dần vào tay Trung Cộng,
sau khi đã dâng Ải Nam Quan, thác Bản Giốc để đổi lấy sự sống còn và
tiếp tục vinh thân phì gia.
Cái đau của người Việt quốc gia vào năm 1975 dù có lớn cũng không
thể sánh được với niềm đau và nỗi nhục của toàn thể người Việt khi nhìn
thấy đất nước mỗi ngày bị gặm nhấm dần mòn về tay người láng giềng
gian tham, hiểm độc đến từ phương bắc. Những hành động ngang ngược
của Trung Cộng trong phần lãnh hải VN như cướp bóc tầu bè, giết hại ngư
dân và những bài viết đe dọa sặc mùi sắt máu được tung ra từ các cơ quan
thông tin Trung Cộng trong năm qua đã bộc lộ âm mưu xâm lược và tham
vọng bá quyền của Bắc Kinh.
Chính sách của nhà nước CSVN đối với Trung Quốc là một chính sách
nhu nhược và vụng về trong vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Hậu quả
là tháng 10 năm 2011, TBT Nguyễn Phú Trọng đã sang Tầu đơn phương
ký thỏa ước với Bắc Kinh về Biển Đông để “Thỏa thuận những nguyên tắc
cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”. Thỏa thuận ở đây đồng nghĩa
với đầu hàng, hoặc ít ra là nhân nhượng, bởi có khi nào Trung Cộng, một
quốc gia có cả một lịch sử chuyên xâm lấn lân bang, lại chịu nhượng bộ
VN trong việc tranh dành đất đai, biển đảo? Thử nhìn xem hiệp ước giữa
Hà Nội và Bắc Kinh trong việc cắm mốc biên giới năm 1999 để nhường
Ải Nam Quan, thác Bản Giốc và hơn 720 cây số vuông phía bắc VN cho
Trung Cộng cũng đủ hiểu được hậu quả của sự thỏa thuận này.
Dù Hiệp ước biên giới Việt-Trung đã ký kết hơn 12 năm nhưng chưa
bao giờ chính quyền Hà Nội chính thức công bố minh bạch chi tiết bản đồ
biên giới. Sự dấu diếm này phải chăng là để tránh né dư luận lên án hành
động dâng đất của đảng CSVN, cũng như đã bí mật ký hợp đồng với Trung
Cộng trong việc khai thác bô-xít tại Tây Nguyên năm 2001, để lại tác hại
đau thương cho đất nước. Hàng ngàn nhân công được Tầu cộng gửi sang
vùng tây nguyên đào sới, bằm vặp đất đai của tổ tiên, phá hủy môi trường,
gây di căn các chứng bệnh hiểm nghèo do độc tố từ bùn đỏ bô-xít để lại.
Vì lợi lộc cá nhân, đảng phái và cái nhìn thiển cận, vô trách nhiệm, CSVN
đã để đất nước bị bòn rỉa, bán rẻ cho ngoại nhân khai thác mà không bận
lòng nghĩ đến tương lai của thế hệ mai sau.
Trong việc tranh chấp biển Đông với nhiều quốc gia liên hệ, yêu sách
của Trung cộng là chỉ đàm phán song phương, thay vì đa phương. Chủ
trương này nằm trong âm mưu “chia để trị” của Bắc Kinh. Để đối đầu với
sức mạnh của Trung Cộng, các nước trong vùng đang có quyền lợi ở Biển
Đông như Philippines, Brunei, Trung Cộng, Đài loan và Malaysia đỏi hỏi
một giải pháp đa phương. Thế nhưng Hà Nội đã cúi đầu trước áp lực, đơn
thương độc mã đàm phán với Bắc Kinh. Theo hiệp ước mập mờ này, dư
luận các nuớc Á Châu cho rằng Hoàng Sa coi như đã mất, có may lắm thì
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11