Page 259 - MuDo65
P. 259
259
và chết tại nhà lao Hỏa Lò ở Hà Nội vì tra tấn. Trường Chinh biết tin dữ
nhưng dấu không cho Giáp biết.
Lưu lạc 6 năm, năm 1945 Gíáp theo chân Hồ Chí Minh trở về nắm chính
quyền tại Hà Nội. Năm sau (1946) khi ông Giáp trở về Quảng Bình thăm
cha ông Nghiêm không cho ông gặp cho rằng ông theo chủ nghĩa cộng sản
là một chọn lựa sai lầm. Nhưng ông ủng hộ Giáp trong nổ lực chống Pháp
giành độc lâp.
Hiệp định Hạ Long tháng 2/1946 cho phép Pháp đưa quân đến trú đóng
tại một số thành phố tại Việt Nam trong đó có Sài gòn, Huế, Đà Nẳng, Hải
Phòng, Hà nội. Tháng 12/1946 Hồ Chí Minh phát động cuộc tổng khởi
nghĩa để đuổi quân Pháp ra khỏi Việt Nam. Pháp đưa quân chiếm tất cả các
thành phố chính và chuẩn bị tái thiết lập chế độ đô hộ Việt Nam với một
dàn chính quyền quốc gia do cựu hòang Bảo Đại làm bình phong.
Giữa năm 1947 Pháp chiếm lại Huế và Quảng Bình. Cán bộ cộng sản bố
trí đưa bố mẹ và con gái ông Giáp (Võ Thị Hồng Anh, lúc đó 7 tuổi) ra
vùng kháng chiến. Nhưng ông Nghiêm không chịu đi. Tháng 8/1947 Pháp
bắt ông Nghiêm đưa vào giam tại lao Thừa Thiên. Ông bị tra tấn buộc khai
chỗ ở của ông Giáp trên Việt Bắc và ép ông lên đài phát thanh kêu gọi
Giáp bỏ cuộc đấu tranh chống Pháp. Pháp đã dùng đến phương pháp cực
kỳ dã man thời trung cổ như cột ông Nghiêm vào xe kéo lê trong sân nhà
tù. Ông Nghiêm không thể biết Giáp ở đâu. Còn lời kêu gọi trên đài không
có tác dụng gì.
Khi ông Nghiêm quá yếu Pháp đưa ông vào bệnh viện Huế và mấy tháng
sau ông chết tại đó như một người vô thừa nhận .Ông được chôn tại một
nghĩa địa hoang dưới chân núi Ngự Bình. Sau năm 1975, do yêu cầu của
ông Giáp, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã lập ủy ban tìm mộ ông Nghiêm,
cải táng đưa về chôn tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình. (theo Google – Wikipedia)
Sau này trong thời gian thương thuyết với ông Giáp người Pháp cảm thấy
áy náy đã đối đãi tàn tệ với gia đình ông giải thích rằng những người Việt
trong bộ máy cảnh sát làm việc đó chứ không phải người Pháp. Năm
1982 sử gia Will Brownell, giám đốc chương trình nghiên cứu Việt Nam
thuộc đại học Columbia ở Hoa Kỳ phỏng vấn tướng Raoul Salan và hỏi
ông về sự xác thực của việc bà Quang Thái vợ ông Giáp bị tra tấn chết tại
nhà lao Hỏa Lò Hà Nội năm 1941 tướng Salan xác nhận điều đó có thật
và tướng Salan ám chỉ rằng những sự tra tấn như vậy không do chính tay
người Pháp làm (“Victory at any cost”, by Cecil B. Currey, nhà xuất bản
Brassey’s Inc, 1997, trang 45)
Người Pháp chối bỏ trách nhiệm đã nhúng tay vào một việc giết người dơ
bẩn không xứng đáng với một dân tộc có văn hóa, nhưng ông Giáp không
quên thù cha.
   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264