Page 250 - MuDo65
P. 250
250
Thành phố Huế nằm trên hai bờ sông Hương Giang. Năm 1968 Huế có
140.000 dân, khoảng 100.000 sống bên tả ngạn gồm phố chợ Đông Ba,
khu Gia Hội và Thành Nội. Phần còn lại sống bên bờ hữu ngạn có hình tam
giác giới hạn bởi sông Hương, sông đào An cựu và quốc lộ 1. Trung tâm
gồm tòa hành chánh, bưu điện, bệnh viện trung ương, Đại học và trường
Quốc học Huế, cơ quan MACV Mỹ (Military Assistance Command, Viet-
nam) và cầu tàu tiếp vận bằng đường thủy từ cửa Thuận An vào nằm gần
bến Đập Đá do một đơn vị Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trú quân.
Thành Nội Huế nằm sát trên bờ bắc sông Hương rộng 7.8 km vuông, cạnh
nam hình vòng cung áp sát bờ sông, 3 cạnh còn lại thẳng dài trung bình
2.800 mét. Thành được bảo vệ bằng một bức tường đất cao 9 mét che chắn
trong ngoài bằng một lớp gạch dày, và cao 12 mét. Thành có nhiều cửa ra
vào. Các cửa nổi tiếng là cửa Thượng Tự, cửa Nhà Đồ mở ra hướng Nam;
cửa Hữu, cửa Chánh Tây mở ra phía Tây;cửa Đông Ba hướng ra phía
Đông, cửa Bắc hướng về phía Bắc. Trong khối đất bao bọc thành có nhiều
công thự, địa đạo người Nhật xây để bảo vệ Huế sau khi Nhật đảo chánh
Pháp năm 1945 trong Thế chiến 2. Khi cộng quân chiếm Huế, họ xây công
thự phòng thủ kiên cố với địa đạo, hầm ếch có sẵn và đào thêm trong bức
thành đất làm cho việc tảo thanh của Thủy quân Lục chiến Mỹ-Việt và các
đơn vị Dù và bộ binh Việt Nam Cộng Hòa trở nên rất khó khăn và nhiều
tổn thất.
Bên trong Thành Nội là Đại Nội nơi thiết triều của các vua triều Nguyễn
trước khi người Pháp chiếm năm 1883. Đại Nội hình vuông nằm cân đối
trong Thành Nội, nhưng kề mặt nam hơn, mỗi bề 700 mét, bao quanh bằng
một bức tường thành bằng gạch dày cao 6 mét. Ba cấu trúc đáng để ý của
Huế là Cột cờ cao 37 mét trong Thành Nội nằm ngay trước Đại Nội. Thứ
hai là cầu Trường Tiền có 6 vài bắc qua sông Hương nối liền hai khu nam
bắc của thành phố. Thứ ba là đồn Mang Cá nằm góc đông-bắc Thành Nội,
nơi đặt Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ binh. Các Trung đoàn của Sư Đoàn 1 đều
được bố trí dọc theo quốc lộ 1 từ An Hòa ra vùng hỏa tuyến. Bảo vệ Bộ
Tư lệnh và thành phố Huế là một đại đội Hắc Báo trinh sát do Đại úy Trần
Kim Huê chỉ huy. An ninh trong thành phố do cảnh sát phụ trách.
Về phiá Hoa Kỳ, chỉ có cơ quan MACV tọa lạc sau khu Tòa Khâm Sứ cũ
gồm 200 nhân viên, quân nhân lẫn dân sự và vài sĩ quan Úc cố vấn của Sư
đoàn 1. Đơn vị quân sự Hoa Kỳ gần nhất nằm ở sân bay Phú Bài phía nam
Huế 11 km trên quốc lộ 1 đi Đà Nẵng. Tại đây có Bộ Chỉ Huy Lực lượng
Đặc Nhiệm X-Ray do Chuẩn Tướng Foster LaHue chỉ huy. X-Ray là một
bộ phận của Sư Đoàn 1 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đóng ở Đà Nẵng .
Chuẩn bị đánh Huế tướng Võ Nguyên Giáp huy động 8.000 quân gồm 2
Trung đoàn chính quy Bắc Việt và 6 tiểu đoàn cộng sản địa phương. Trong
đó 5000 quân dùng để tấn công, 3000 quân còn lại dùng để bảo vệ đường
Thành phố Huế nằm trên hai bờ sông Hương Giang. Năm 1968 Huế có
140.000 dân, khoảng 100.000 sống bên tả ngạn gồm phố chợ Đông Ba,
khu Gia Hội và Thành Nội. Phần còn lại sống bên bờ hữu ngạn có hình tam
giác giới hạn bởi sông Hương, sông đào An cựu và quốc lộ 1. Trung tâm
gồm tòa hành chánh, bưu điện, bệnh viện trung ương, Đại học và trường
Quốc học Huế, cơ quan MACV Mỹ (Military Assistance Command, Viet-
nam) và cầu tàu tiếp vận bằng đường thủy từ cửa Thuận An vào nằm gần
bến Đập Đá do một đơn vị Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trú quân.
Thành Nội Huế nằm sát trên bờ bắc sông Hương rộng 7.8 km vuông, cạnh
nam hình vòng cung áp sát bờ sông, 3 cạnh còn lại thẳng dài trung bình
2.800 mét. Thành được bảo vệ bằng một bức tường đất cao 9 mét che chắn
trong ngoài bằng một lớp gạch dày, và cao 12 mét. Thành có nhiều cửa ra
vào. Các cửa nổi tiếng là cửa Thượng Tự, cửa Nhà Đồ mở ra hướng Nam;
cửa Hữu, cửa Chánh Tây mở ra phía Tây;cửa Đông Ba hướng ra phía
Đông, cửa Bắc hướng về phía Bắc. Trong khối đất bao bọc thành có nhiều
công thự, địa đạo người Nhật xây để bảo vệ Huế sau khi Nhật đảo chánh
Pháp năm 1945 trong Thế chiến 2. Khi cộng quân chiếm Huế, họ xây công
thự phòng thủ kiên cố với địa đạo, hầm ếch có sẵn và đào thêm trong bức
thành đất làm cho việc tảo thanh của Thủy quân Lục chiến Mỹ-Việt và các
đơn vị Dù và bộ binh Việt Nam Cộng Hòa trở nên rất khó khăn và nhiều
tổn thất.
Bên trong Thành Nội là Đại Nội nơi thiết triều của các vua triều Nguyễn
trước khi người Pháp chiếm năm 1883. Đại Nội hình vuông nằm cân đối
trong Thành Nội, nhưng kề mặt nam hơn, mỗi bề 700 mét, bao quanh bằng
một bức tường thành bằng gạch dày cao 6 mét. Ba cấu trúc đáng để ý của
Huế là Cột cờ cao 37 mét trong Thành Nội nằm ngay trước Đại Nội. Thứ
hai là cầu Trường Tiền có 6 vài bắc qua sông Hương nối liền hai khu nam
bắc của thành phố. Thứ ba là đồn Mang Cá nằm góc đông-bắc Thành Nội,
nơi đặt Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ binh. Các Trung đoàn của Sư Đoàn 1 đều
được bố trí dọc theo quốc lộ 1 từ An Hòa ra vùng hỏa tuyến. Bảo vệ Bộ
Tư lệnh và thành phố Huế là một đại đội Hắc Báo trinh sát do Đại úy Trần
Kim Huê chỉ huy. An ninh trong thành phố do cảnh sát phụ trách.
Về phiá Hoa Kỳ, chỉ có cơ quan MACV tọa lạc sau khu Tòa Khâm Sứ cũ
gồm 200 nhân viên, quân nhân lẫn dân sự và vài sĩ quan Úc cố vấn của Sư
đoàn 1. Đơn vị quân sự Hoa Kỳ gần nhất nằm ở sân bay Phú Bài phía nam
Huế 11 km trên quốc lộ 1 đi Đà Nẵng. Tại đây có Bộ Chỉ Huy Lực lượng
Đặc Nhiệm X-Ray do Chuẩn Tướng Foster LaHue chỉ huy. X-Ray là một
bộ phận của Sư Đoàn 1 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đóng ở Đà Nẵng .
Chuẩn bị đánh Huế tướng Võ Nguyên Giáp huy động 8.000 quân gồm 2
Trung đoàn chính quy Bắc Việt và 6 tiểu đoàn cộng sản địa phương. Trong
đó 5000 quân dùng để tấn công, 3000 quân còn lại dùng để bảo vệ đường