Page 249 - MuDo65
P. 249
249
đánh vào Chiến khu C, gần biên giới Cambốt. Cả hai cuộc hành quân
đều đạt mục tiêu. Áp lực vào Sài gòn được giải tỏa; quân đội cộng sản tại
Chiến khu C phải trốn qua biên giới Cambốt. Mặc dù sau khi quân đội Hoa
Kỳ rút ra khỏi các vùng tảo thanh, quân đội cộng sản trở lại các vùng đó,
nhưng tinh thần bộ đội và cán bộ của cộng sản xuống rất thấp.
Sau các cuộc giao tranh trên cao nguyên và hai cuộc càn quét Cedar Falls
và Junction City lãnh đạo cộng sản tại Hà Nội tự hỏi rằng tiếp tục cuộc
chiến như hiện trạng có thể đạt được hai mục tiêu sau không:
(1) buộc quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, và
(2) lật đổ chính quyền tại Sài gòn.
Ý kiến trong Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam khác nhau.
Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh nghĩ rằng tiếp tục hiện trạng sẽ làm cho Hà
Nội kiệt sức trước. Duẩn và Thanh cho rằng cần phải làm một hành động
ngoạn mục, gây nhiều tổn thất và tạo xúc động làm cho dân chúng Hoa Kỳ
hỏang hốt và giúp thổi bùng lên phong trào chống chiến tranh đang âm ỉ
tại Hoa Kỳ. Võ Nguyên Giáp trái lại, vốn có lối suy tư cổ điển theo sách vỡ
cho rằng tình hình chưa chín để phát động một cuộc nổi dậy. Theo Gíáp,
cần tiếp tục cuộc chiến tranh hao mòn “nông thôn bao vây thành thị” một
thời gian nữa mới tới điểm “nổi dậy” được.
Sự bất đồng ý kiến đã được giải quyết trong Hội nghị trung ương đảng thứ
13 tại Hà Nội, qua đó đảng cộng sản quyết nghị tung một cuộc tổng tấn
công vào các đô thị miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân vào tháng Giêng
Hai năm 1968.
Có lẽ Nguyễn Chí Thanh sẽ là người tổ chức cuộc nổi dậy nếu ông ta
không chết bất ngờ vào tháng 7/1967. Thanh chết, không còn ai ngoài
Giáp có khả năng tổ chức và lãnh đạo cuộc Tổng tấn công. Giáp thi hành
lệnh đảng dù ông không đồng ý. Sau này mặc dù cuộc tổng tấn công đạt
mục đích chính trị buộc Hoa Kỳ xuống thang, ngưng gởi thêm quân đội
và đề nghị hòa đàm đi đến chấm dứt chiến tranh, nhưng sự tổn thất nhân
mạng quá lớn làm ông mất uy tín “là một viên tướng giỏi” trong nội bộ, và
ngôi sao của Giáp mờ dần từ đó.
Cuộc tổng tấn công của Giáp khởi đầu đêm giao thừa (đêm 29/1/1968 rạng
ngày 30/1) vào các thành phố Nha Trang, Hội An, Quy Nhơn, Kontum,
Pleiku, Ban Mê Thuột và pháo kích vào Bộ Tư lệnh Quân Đoàn I. Đêm
sau mồng Một rạng mồng Hai Tết (đêm 30/1 rạng ngày 31/1/1968) Giáp
đánh Huế, Sài gòn, tòa đại sứ Hoa Kỳ và 20 thành phố và thị trấn khác
trên toàn quốc .
Bài viết này tôi dành trận đánh tại Huế. Trận đánh Huế kéo dài 26 ngày là
trận đánh dài nhất, đẩm máu nhất, với sự trả thù giết hơn 3000 quân nhân,
công chức, cán bộ miền Nam.
**
   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254