Copyright © 2014 by "GĐMĐVN/HN"  ·  All Rights reserved  ·  E-Mail: nhayduflorida@live.com | dacsanmudo@gmail.com
Suite 101, 1220 West Market Street
Wilmington, Delaware  U.S.A. 19901
Tel: 1-302-123-7777
GIA ĐÌNH MŨ ĐỎ VIỆT NAM HẢI NGOẠI
ĐẶC SAN MŨ ĐỎ
ÑAËC SAN MUÕ ÑOÛ
670 South Federal Blvd
Denver, CO 80219

Tel: (720) 231-8344, Fax: (303) 936-8570
Email: dacsanmudo@gmail.com
Một người bạn
của Nhảy Dù Việt Nam
Tướng
     James B. Vaught
               Vừa Qua đời
MĐ Ngọc Nga KBC 4919
Những diễn biến chính trị và quân sự trong thế kỷ 20 đã làm thay đổi ý nghĩa của nhiều nhóm chữ trong tiếng mẹ Việt Nam. Thay đổi theo hướng mỉa  
mai và kém đẹp. Ví dụ như trong suốt chiều dài của "Cuộc Chiến Tranh Lạnh" từ sau Thế Chiến thứ 2 cho đến khi Liên Bang Sô Viết tan rả năm 1981,  
ai cũng có nghe nói đến các "Cố vấn" Sô Viết tại các nước cộng sản Đông Âu. Bên trời đông cũng có “Cố vấn” của Trung Cộng tại Bắc Hàn và Bắc  
Việt .. Các "viên chức" này được gán cho cái tên có vẻ nghiêm chỉnh là .. “cố vấn”, nhưng thật ra là những quan viên hành xử hống hách sắt máu như  
những quan thái thú cai trị.   

     Trong khi đó, bên cạnh Quân Lực VNCH cũng có sự hiện diện của các cố vấn Hoa Kỳ do Pentagon cử đến, nhưng các quân nhân này không có  
nhiệm vụ chính trị, mà chỉ là những chuyên viên có nhiệm vụ trợ giúp về phương tiện tác chiến trong nổ lực ngăn chặn làn sóng xâm lăng ào ạt của  
cộng sản quốc tế.
Hoa Kỳ can dự vào cuộc chiến "VietNam War" đến hai thập niên (1955-1975), và Pentagon đã chỉ định nhiều
tướng lãnh Mỹ đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông tướng giữ chức vụ này lâu
nhất là Đại Tướng William Westmoreland. 

     Nam Việt Nam bị "Hòa đàm Ba Lê" bức tử, và quốc hội thiên tả "liberal" của Mỹ cúp mọi viện trợ quân sự
cho QLVNCH từ tháng giêng năm 1973, trong khi đó cả thế giới cộng sản được Liên Sô và Trung cộng cho
lệnh đổ dồn quân viện vào cho Hà Nội hoàn tất nhiệm vụ bành trướng "thiên đàng vô sàn". VNCH rơi vào tay
cộng sản Tầu hơn hai năm sau đó, tháng 4 năm 1975. Không vướng víu với chính trị tráo trở, người quân
nhân William Westmoreland đã lên tiếng trước báo chí Mỹ, thẳng thắn nói lên hai
điểm. Một là ca ngợi sức chiến đấu tự vệ dũng cảm và bền bỉ trong vô vọng của chiến binh Nam Việt Nam, và
hai là xin lỗi các chiến hữu của  QLVNCH đã bị chính trị Hoa Kỳ phản bội nhục nhả.
Sở dĩ phải minh xác đôi điều như trên, vì bài viết dưới đây là theo yêu cầu của ban Biên Tập ĐS Mũ Đỏ, để
ghi lại đôi dòng về một quân nhân Hoa Kỳ có một thời phục vụ tại chiến trường Việt Nam như là một sĩ quan
Cố vấn bên cạnh binh chủng Nhảy Dù trong nổ lực ngăm chặn cộng sản xâm lược. Đó là Trung Tướng James
B. Vaught.
Trung Tướng Vaught B. Vaught
     JAMES B. VAUGHT nhập ngũ năm 1945, và đã phục vụ trong Quân Lực Hoa Kỳ qua các Trận Thế Chiến thứ 2, Chiến tranh Việt Nam và cuộc Chiến
tranh Triều Tiên.

     Năm 1968, Trung Tá Vaught có mặt trong trận đụng độ tại Phú Cam, Huế. Và năm 1969, Trung tá Vaught là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 7
Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận Hoa Kỳ (Huy hiệu Đầu ngựa "Grey Horse Troop"). Sang năm 1970, ông được thăng cấp Đại Tá và giữ            chức vụ Tham
Mưu Trưởng Sư Đoàn 82 Nhảy Dù Hoa Kỳ tại Fort Braggs NC.
     Năm 1971, Đại Tá Vaught được bổ nhậm làm Cố vấn Trưởng Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam (Trưởng Toán Cố Vấn 162) khi Nhảy Dù VN xuất quân tham
dự chiến dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào.
     Sau đó, ông trở về nước, thăng cấp Tướng và đảm nhận chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 18 Nhảy Dù Hoa Kỳ tại Fort Braggs, và là người đứng ra
thành lập Bộ Chỉ Huy Hành Quân "US First Corps of Support & Command", đến nay được đổi tên là "US First Sustainment Command".

     Năm 1980, Tướng James B. Vaught được chỉ định thiết kế và chỉ huy lực lượng Delta Forces trong chiến dịch "Operation Eagle Claw" với nhiệm vụ được
giao phó là cố gắng giải thoát 52 nhân viên tòa Đại sứ Hoa Kỳ bị lực lượng Iran bắt giữ làm con tin ở thủ đô Tehran. Một trận bão cát bất thần đã làm cho 2
chiếc vận tải cơ C-130 Hercules thọ nạn trên sa mạc, và nổ lực giải thoát con tin không thành.
     Chức vụ sau cùng mà Trung Tướng Vaught đảm nhận, là Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Nam Hàn năm 1981. Ông giải ngũ và hồi hưu năm 1983 sau đó.
        Tháng 2 năm 2012, Tướng hồi hưu James B. Vaught lên tiếng phản đối Đô Đốc William McRaven, Tư lệnh Lực Lượng Hành quân Đặc Nhiệm Hoa Kỳ về
việc tin tức cuộc hành quân của US Navy Seals đột kích bắt cóc Osama Bin Laden tại Pakistan bị tiết lộ ra cho báo chí khai thác.
    Tướng Vaught nói thẳng .. "get the hell out of the media" !                                    

     Ngày 20 tháng 9 năm 2013, Trung Tướng hồi hưu Jams B. Vaught tử nạn và qua đời tại Horry County South Carolina, hưởng thọ 83 tuổi. Khoảng 10 ngày
sau đó, giới chức quận hạt Horry County đã hội họp và quyết định đổi tên một xa lộ mang tên "International Drive" tại địa phương South Carolina thành con
đường có cái tên dài hơn một tí "Lt. Gen. James B. Vaught Highway."  
Dầu trên quân phục lúc còn tại ngũ, cũng như những lúc thong thả với chiếc áo jacket sau khi đã về hưu, tướng Vaught bao giờ cũng không quên hai huy hiệu
mà ông ta thân thương và hãnh diện nhất. Đó là bằng Nhảy Dù Việt Nam và huy hiệu đầu ngựa "Grey Horse Troop" của Sư đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận Mỹ.
Sơ lược vắn tắt về Sư đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận Hoa Kỳ.
     Tháng 7 năm 1965, Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara quyết định thành lập lực lượng mới
này cho quân lực Mỹ, để khai thác các 2 yếu tố chiến thuật "di động tính cao" và "hỏa lực hùng hậu kịp thời", cho
song hành với đà phát triển kỹ thuật của kỹ nghệ quốc phòng cận đại. Sư đoàn 1 Kỵ Binh Không vận Hoa Kỳ chính
thức hình thành lập và huấn luyện năm 1966 tại Fort Benning. Trước đó, Kỵ Binh Hoa Kỳ cũng đi qua 2 giai đoạn
đầu giống như Kỵ Binh trong quân lực các quốc gia khác: tiên khởi là dùng lừa ngựa (thế kỷ thứ 19 về trước), rồi
sau đó đến xử dụng cơ giới, xe bọc thép từ đầu thế kỷ thứ 20 sau khi động cơ nổ được phát minh.
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên có Kỵ Binh chuyển sang giai đoạn 3 năm 1966, bắt đầu cưỡi máy bay thay vì cưỡi lừa
ngựa hay ngồi xe bọc thép. Sư đoàn này mang huy hiệu đầu ngựa "Grey Horse Troop", và có nhiều trăm máy bay
cơ hữu đủ loại. Năm 1967, đơn vị mới này được gửi sang tham chiến tại Việt Nam, vùng chiến trường đầu tiên
được giao phó là quận An Túc tỉnh Bình Định thuộc Vùng 2 Chiến Thuật.

   Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên có Kỵ Binh chuyển sang giai đoạn 3 năm 1966, bắt đầu cưỡi máy bay thay vì cưỡi lừa ngựa hay ngồi xe bọc thép. Sư đoàn này
mang huy hiệu đầu ngựa "Grey Horse Troop", và có nhiều trăm máy bay cơ hữu đủ loại. Năm 1967, đơn vị mới này được gửi sang tham chiến tại Việt Nam, vùng
chiến trường đầu tiên được giao phó là quận An Túc tỉnh Bình Định thuộc Vùng 2 Chiến Thuật.

     Năm Mậu Thân 1968, Hà Nội đẩy tất cả lực lượng của công cụ xâm lược gọi là "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam" vào hai cuộc tổng tấn công 1 và 2. Kết
quả: Cộng sản Hà Nội đã làm được một công đôi việc: Một là, gây binh biến máu lửa khắp lảnh thổ Nam Việt Nam để gây tiếng vang chính trị. Và hai là, nướng
sạch Mặt Trận Giải Phóng, để nhân đó thay thế toàn bộ lực lượng của "Cục R" bằng các đơn vị chính quy cộng sản Bắc Việt.
     Cuối năm 1968 sang suốt năm 1969, Hà Nội xử dụng đường mòn Hồ Chí Minh để chuyển lực lượng chính quy cộng sản Bắc việt xâm nhập vào lảnh thổ Vùng
I và Vùng II Chiến Thuật; rồi từ đó tiếp tục xâm nhập theo đường mòn Sihanouk để đưa lực lượng vào Vùng III và Vùng IV Chiến thuật để bổ sung thay thế cho
lực lượng Cục R. Thế là sau năm Mậu Thân, “Mặt Trận” đã hoàn toàn lột xác: gồm toàn các đơn vị chính quy cộng sản Bắc Việt.

     Song hành với các diễn tiến chiến sự này, Sư đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận Hoa Kỳ được chuyển từ Bình Định vào Vùng 3 Chiến Thuật đầu năm 1969, đảm
nhiệm vùng hành quân sát biên giới Miên của hai tỉnh Tây Ninh và Hậu Nghĩa. Cấp chỉ huy của Không Kỵ Mỹ đặt tên cho hai vùng thường có giao tranh dọc theo
biên giới với Miên là Mỏ Vẹt (Parrot Peak) và Lưỡi Câu (Fish Hook), theo hình thù đường ranh biên giới Việt Miên trên bản đồ hành quân. "Parrot Peak" và
"Fish Hook" liền sau đó đã trở thành hai địa danh được tin tức chiến sự Mỹ nhắc nhở thường xuyên.

     Đầu năm 1969, Bộ Tư Lệnh MACV Hoa Kỳ có đề nghị, và được Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đồng ý một kế hoạch trao đổi kinh nghiệm hành quân
không vận (Air assault operations). Kết quả: Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ gửi 1 Tiểu đoàn sang đặt dưới quyền kiểm soát hành quân của BTL/QĐIII/VN. Và
ngược lại, Sư Đoàn Nhảy Dù VN cũng gửi 2 Tiểu đoàn tăng phái sang đặt thuộc quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ tại vùng hành quân
Mỏ Vẹt & Lưỡi Câu Tây Ninh trong chiến dịch Toàn Thắng 42 của BTL/QĐ III tổ chức, để chống lại chiến dịch “Đồng Khởi” do Cục R phát động năm đó
(Lệnh của Võ Nguyên Giáp cho “Cục R”: sẵn sàng đổi mạng 20 cán binh “sinh bắc tử nam” đổi lấy 1 xác lính Mỹ để cổ võ phong trào phản chiến của Jane
Fonda, John Kerry à Joseph Biden tại Hoa Kỳ).

     Đơn vị VN được tăng phái sang hành quân với Sư đoàn 1 Kỵ binh Không Vận Hoa Kỳ từ tháng 3 đến cuối năm 1969 tại Tây Ninh là Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù
(Tiểu Đoàn Trưởng: Trung Tá Lê văn Phát, Tiểu Đoàn Phó: Thiếu Tá Trần văn Sơn), và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù (Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu Tá Lê Minh Ngọc,
Tiểu Đoàn Phó: Thiếu Tá Phạm Kim Bằng). Trung tá Vaught lúc bấy giờ đang là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 7 của Sư Đoàn này.

      Những chi tiết khác biệt ghi nhận được sau thời gian khoảng 1 năm hành quân chung với Kỵ Binh Không Vận Hoa Kỳ như sau:
Dĩ nhiên là Kỵ Binh Không vận Mỹ đánh giặc theo "kiểu nhà giàu":

* Thay vì gửi "con cái" đi phục kích đêm, Không Kỵ Mỹ xử dụng trực thăng bay đi rải "electronic sensors" tối tân hơn dụng cụ tác chiến điện tử của VN nhiều.
Thiếu Tá Lê Minh Ngọc và Đại Úy
Miller   TĐ7ND năm 1969
* Thay vì gửi các tổ trinh sát hay các đơn vị nhỏ đi tuần tiểu, Không Kỵ Mỹ xử dụng các "Pink Teams" để
kiểm soát khu vực trách nhiệm hành quân.
Mỗi "Pink Team" gồm có: Một "white bird", là 1 trực thăng nhỏ Sykorsky 2 chỗ ngồi, gồm 1 hoa tiêu và 1 xạ
thủ súng "mini gun" 6 nòng. "White bird" bay xà thấp ngọn cây xục xạo tìm tòi. Sát bên trên "White bird" là 1
"Red bird", tức 1 trực thăng võ trang "huey gunship" sẵn sàng yểm trợ cho "white bird".
* Các đơn vị VN thường chỉ có Tiền sát Viên Pháo Binh ở cấp đại đội trở lên (để xin và điều chỉnh hỏa lực).
Việc điều chỉnh hỏa lực không-yểm thường do Sĩ quan Ban 3, Tiểu đoàn Phó hay Tiểu đoàn trưởng VN tự
đảm trách lấy.
* Chỉ trong các chiến dịch lớn hay các cuộc hành quân quan trọng, đơn vị hành quân VN mới có Sĩ quan Liên
Lạc Không Lục (ALO - Air Liaison Officers), bay trên quan sát cơ L19/Cessna của các Phi đoàn Quan sát
do Không Quân VN cung cấp.
* Các Tiểu đoàn trong SĐ Không Kỵ Mỹ có 1 Ban 3 hùng hậu, do 1 Thiếu Tá Trưởng Ban, quân số cả trung
đội. Bên cạnh Ban 3, họ còn có 1 Trung tâm Phối Hợp Hỏa Lực, (Fire Co-ordination Center) đứng đầu là 1
đại úy, quân số khoảng 1 bán đội, trang bị máy móc truyền tin tối tân. Toán này có khả năng vừa liên lạc với
trực tiếp đơn vị đang chạm địch, vừa điều khiển các hoa tiêu thám thính cơ O2-Skymaster (trang bị hỏa tiển
khói để đánh dấu mục tiêu) hay OV10-Bronco (trang bị hoả tiển khói và 4 hoả tiển đầu đạn nổ để can thiệp
cấp thời).
* Khi “con cái” của đơn vị Không Kỵ chạm địch, "Fire Co-ordination Center" của tiểu đoàn tự động gửi không-yểm đến tức thời (Cobra Gunship trước, Jet Fighter
sau) chứ không đợi đơn vị chạm địch phải liên lạc xin hỏa yểm.

* Khi không-yểm vào vùng, súng cối cơ hữu và pháo binh vẫn phải tiếp tục chứ không được ngưng tác xạ. Từ chối không-yểm hay không xử dụng cối pháo, Trưởng
Ban 3 đơn vị chạm địch phải báo cáo lý do ngày hôm sau.

* Trong thời gian gần 1 năm hành quân tăng phái, BTL/P3 Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ thường gửi sĩ quan cấp Tá (mới sang VN) của họ bay theo CnC (trực thăng
chỉ huy Command & Control) mỗi lần các Tiểu đoàn Nhảy Dù VN hành quân trực thăng vận. Mục tiêu quan sát của họ là các chi tiết của “Air assault technique”:
kỹ thuật chọn bãi bốc (PZ) và bãi đáp (LZ), chiều dài, hướng gió, cách đánh dấu khói mầu, “timing” hỏa lực của pháo binh và hỏa lực trực thăng võ trang cặp sát
hông PZ và LZ, cách rải quân trên bãi bốc, khoảng cách sắp toán, phản ứng tiên liệu khi hữu sự ở bãi đáp v. v..

     * Từ đó, Toán Cố vấn 162 bên cạnh Sư Đoàn Nhày Dù VN cũng thành lập một toán "Red Marker Team", gồm các hoa tiêu trẻ bay Thám thính cơ O2 hay
OV10 để làm nhiệm vụ liên lạc phối hợp và điều khiển không-yểm.
     Năm 1969  đó, Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận Mỹ là tướng hai sao Major General George Casey Sr.

     Về sau này, con trai Thiếu Tướng Casey Sr là Đại Tướng George Casey Jr, được Pentagon chỉ định làm Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Iraq năm 1992 thay
thế Đại Tướng Norman "Storming" Schwarzskopf trong chiến dịch Desert Shield. Về sau, Đại Tướng George Casey Jr cũng là Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa
Kỳ từ năm 2007 đến năm 2011.

      Tướng Norman Schwarzskopf trước kia cũng là Thiếu Tá Cố vấn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù VN năm 1965 (chiến dịch Pleime).
                                                                 Mđ. Ngọc Nga KBC4919.
**Tài liệu tham khảo:
- Gen James B. Vaught' s biography.
Back
Next