Copyright © 2014 by "GĐMĐVN/HN"  ·  All Rights reserved  ·  E-Mail: nhayduflorida@live.com | dacsanmudo@gmail.com
Suite 101, 1220 West Market Street
Wilmington, Delaware  U.S.A. 19901
Tel: 1-302-123-7777
GIA ĐÌNH MŨ ĐỎ VIỆT NAM HẢI NGOẠI
ĐẶC SAN MŨ ĐỎ
ÑAËC SAN MUÕ ÑOÛ
670 South Federal Blvd
Denver, CO 80219

Tel: (720) 231-8344, Fax: (303) 936-8570
Email: dacsanmudo@gmail.com
TEAM 162
Trong cuộc chiến tương tàn của nước Việt chúng ta, suốt từ năm 1945 cho tới năm 1975. Quả nhiên đây là một cuộc
chiến “nồi da xáo thịt”, không ai muốn nhắc lại. Có phải đây là cuộc nội chiến hay là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa
phe Tự Do và Công Sản? Thôi thắc mắc mà chi. Nhưng có một điều phải thắc mắc là quân đội Hoa Kỳ đã có mặt
từ thời điểm nào trong cuộc chiến, người Hoa Kỳ nói chung đến chiến đấu tại quê hương của chúng ta như thế nào?
Rồi đến với binh chủng Nhảy Dù ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

     Nhìn bối cảnh toàn cầu; trong đệ nhị Thế Chiến, nước Nga còn quá yếu kém cả về kinh tế lẫn quân sự, nên chưa
có các cơ sở gián điệp trải ra khắp thế giới, nhất là các toán tình báo hoạt động ở các nước nhược tiểu. Nhưng lúc
đó Hoa Kỳ lại đã có các toán OSS (office of strategie service); đang hoạt động rất hữu hiệu tại Âu Châu, Phi Châu,
Á Châu... v... v... Nói chung ở đâu có quân đội của phe Trục (Ðức , Ý, Nhật) hoạt động, ở đó đều có các toán OSS
bám sát theo dõi. OSS chính là tiền thân của CIA. Mục đích chính của họ là thâu lượm tin tức, rồi gạn lọc, xong báo
cáo các hoạt động chính trị, cũng như quân sự của phe trục, của các quốc gia khác, kể cả của các nước Ðồng Minh
với Hoa Kỳ. Vì muốn có tin tức chính xác, nên phải lấy cảm tình với các nơi OSS hoạt động, nhất là các nước nhược
tiểu, cho nên các toán OSS cũng có nhửng hoạt động phụ, như làm thân với dân địa phương nơi họ có mặt, mà món
quà sơ giao quí giá nhất lúc bấy giờ với các nước nhược tiểu, là huấn luyện quân sự cũng như võ trang thô sơ cho
dân
MĐ Bùi Đức Lạc
bản sứ, khuyến khích các dân tộc nhược tiểu hoạt động du kích, chống laị bọn phát xít, bọn chủ nhân ông đang bắt dân bản xứ làm nô lệ.
Trong khuôn khổ và mục tiêu đó, khoảng đầu thập niên 40 của thế kỷ 20, có một toán OSS tới miền thượng du Bắc Việt Nam, đã huấn luyện quân sự cho các
toán võ trang, dân quân du kích dưới quyền chỉ huy của Võ Nguyên Giáp. Chiến dịch này đã hoạt động rộng rãi toàn cầu, được người Hoa Kỳ đặt cho cái tên
chung là Deer Mission.
Tại Việt Nam, cũng như Trung Hoa. OSS hoạt động rất mạnh, nhưng thực sự lúc đó Hoa Kỳ chưa nắm vững tình hình, chưa có lệnh trên, nên các toán OSS
không có một hoạt động cụ thể xa hơn hiện tình, vì vậy các toán OSS không cung cấp vũ khí, quân dụng, cũng như huấn luyện Dân Quân Du Kích Việt Nam
thành một lực lượng khả dĩ có thể dành độc lập được. Mà thực sự chỉ là món quà đầu tay, trao đổi với Dân Quân Du Kích Việt Nam, để trả ơn người Việt Nam
đã cung cấp tin tức, tình hình quân đội Nhật cho họ mà thôi. Hơn nữa Pháp vẫn cón là Ðồng Minh đang gắn bó với Hoa Kỳ; mặc dầu lúc đó Hoa Kỳ không ủng
hộ bất cứ quốc gia nào còn muốn duy trì chính sách thuộc địa. Nhưng các chủ nhân ông này vẫn còn tham lam, muốn các thuộc địa tiếp tục làm nô lệ cho họ. Chỉ
vì thời điểm đó sách lược chống phe Phát Xít là tối cần thiết, phải nói là hàng đầu trên tất cả mọi sách lược khác, nên họ chưa muốn làm mất lòng bạn đồng minh
Pháp, như sau này!

     Tới năm 1944, Tổng Thống Hoa Kỳ, Franklin D. Roosevelt, cùng Thủ Tướng Anh là Winston Churchil, đồng quan tâm đến Ðông Dương......... Cả hai đều có
chung một lập trường là không giúp bất cứ quốc gia nào, sau thế chiến còn tiếp tục duy trì chính sách thuộc địa. Nhưng cả Hoa Kỳ lẫn Anh Quốc, lúc này không
nước nào hiểu rõ manh tâm của bọn Công Sản Quốc Tế (Stalin) là muốn Thống Trị Toàn Cầu, bằng chính sách Sắt Máu - Tàn Bạo. Không một ai có thể ngờ,
chính sách bạo tàn này lại bắt nguồn từ đó, trong lịch sử nhân loại chính sách bất nhân này chưa từng xẩy ra. Cho nên hai cường quốc, chưa nghĩ đến chính sách
canh tân các quốc gia nhược tiểu, để các quốc gia nhược tiểu có khả năng tự vệ. Sự sai lầm một lãnh tụ trong một quốc gia, mang tai họa cho quốc gia đó mà
thôi! Nhưng sự sai lầm của một cường quốc hàng đầu thế giới, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, nhất là những quốc gia đang khao khát được độc lập tự do!
Tới tháng Giêng năm 1945 Tổng Thống Hoa Kỳ, Franklin D. Roosevelt cũng vẫn còn dè dặt nói với Tổng Trưởng ngoại giao Hoa Kỳ là Edward R. Stettinius, khi
ông này trình bày về Ðông Dương như sau :” I still do not to get mixed up in any Indochina decision .................................. Action at this time is premature “.Chỉ
ba tháng sau Tổng Thống Roosevelt mất ......... Nếu như Tổng Thống Hoa Kỳ không quá ngần ngại, nhìn rõ tình hình hơn, quyết định can thiệp ngay từ năm đó;
đất nước chúng ta dù cho đi vào ngả rẽ nào chăng nữa, cũng không đến nỗi bị cảnh tang tóc ê chề đau đớn suốt ba mươi năm dài sau đó. Lúc đó Anh - Mỹ chỉ
nhỉn thấy Pháp muốn trở lại Ðông Dương, cho nên khi.....Nhật đầu hàng! Ðồng Minh không muốn giao nhiệm vụ tước khí giới quân đội Nhật cho quân đội Pháp,
mà giao cho quân đội Anh sang Việt Nam tước khí giới quân đội Nhật. General Sir Douglas David Gracey, đang chỉ huy quân đội Anh tại Ấn Ðộ, tháng 9-1945,
Gracey chỉ huy 20,000 quân thuộc sư đoàn thứ 20 Indian Division tiến vào Saigon, để nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật.

     Ngày 22 tháng 9 năm 1945. Bọn Thực Dân Pháp nắm ngay lấy cơ hội tốt đẹp đó, thừa nước đục thả câu “mặt dầy”, gửi 1400 quân, theo chân quân đội Ðồng
Minh (Anh) vào Sài Gòn, mục đích của Pháp là chiếm lại thuộc địa của mình, đặt Hoa Kỳ và Anh vào chuyện đã rồi. Ước mơ của Pháp là tiếp tục duy trì chính
sách thuộc địa trên bán đảo Ðông Dương, trong đó có đất nước chúng ta. Ði tới đâu là quân đội Thực Dân Pháp tàn sát đến đó, kể cả đàn bà - trẻ em, chúng
muốn giết, muốn hại ai cũng được. Ngày 24 tháng 9 tướng Leclerc của Pháp đến Sài Gòn, sau đó mang thêm 35,000 quân xâm lược, ào ạt tiến chiếm miền Nam.
Ðê tiện nhất là tướng Leclerc tuyên bố: “We have come to reclaim our inheritance”. Dã tâm của nước Pháp là như vậy! Họ tham lam và tàn ác đến cùng cực, họ
đã gieo họa cho đất nước chúng ta suốt cả trăm năm, đây chính là cơ hội tốt cho bọn tay sai Cộng Sản Quốc Tế, mà bọn thực dân Pháp u tối, vì quá tham lam nên
không nhận ra!

     Một sĩ quan Hoa Kỳ Trung Tá Peter Dewey trưởng toán OSS, đã theo chân quân Anh. Vào miền Nam nước Việt, làm nhiệm vụ tình báo, trong khu vực Sài
Gòn - Gia Ðịnh. Không may bị Dân Quân Du Kích Việt Nam, tưởng lầm Trung Tá Peter Dewey là quân nhân trong quân đội Pháp, nên đã hạ sát ngay trong
thành phố Sài Gòn. Ðây là quân nhân đầu tiên của Hoa Kỳ bỏ mình tại Việt Nam.

     Năm 1953 chiến tranh toàn diện Việt Pháp, cũng sang tới giai đoạn chín muồi; tại vùng châu thổ sông Hồng Hà giặc Pháp thua hết trận này sang trận khác, từ
Nam Ðịnh cho tới Ninh Bình đều thất bại nặng nề vô phương cứu chữa. Tới năm 1954 Trận Ðiện Biên Phủ đã được Hồng Quân Trung Hoa chiếu cố tận tình,
các đơn vị
Pháo Binh, Công Binh của Trung Cộng đã ào ạt tham chiến, thấy nguy cơ nam tiến của Cộng Sản Trung Hoa.

(Hình 1 Cố vấn Hoa Kỳ tại Ban Mê Thuột )
     Người Hoa Kỳ không thể ngồi yên, như cuộc chiến Trung Hoa vừa qua. Thảm họa còn đang nóng hổi. Hoa Kỳ lúc đó mới lo sợ sự bành trướng của Cộng Sản  
xuống toàn vùng Ðông Nam Á Châu, nhưng vẫn không muốn trực tiếp tham chiến, vì như vậy là yểm trợ cho chế độ thực dân của Pháp. Nhưng lại không lỡ bỏ  
rơi đồng minh Pháp.Nên Hoa Kỳ chỉ phái Tướng Không Quân hồi hưu Claire Lee Chennault, ông chỉ huy một đơn vị toàn các quân nhân đã giải ngũ, và một số  
quân nhân tại ngũ, nhưng làm lệnh giải ngũ tức thì, mục đích để bên ngoài thấy. Chính phủ Hoa Kỳ không ủng hộ cuộc chiến tranh chiếm lại thuộc địa của Pháp,  
đây chỉ là nhóm dân sự tự nguyện. Hay nói một cách khác Hoa kỳ không muốn yểm trợ cho thực dân đi chiếm thuộc địa. Trên thực tế rõ ràng, đó chỉ là một tổ  
chức dân sự, tổ chức này lấy tên là Civil Air Transport “ CAT.”. Ðội CAT được thành lập từ năm 1946, với máy bay vận tải, tổ chức như một phi đoàn Vận Tải,  
được Pháp thuê mướn, nhân viên phi hành đoàn đều không mang theo căn cước bên mình. CAT tham chiến tại Việt Nam từ năm 1953 với nhiệm vụ thả dù trận  
và dù tiếp tế cho trận Ðiện Biên Phủ, tình hình càng ngày càng nguy hại cho Pháp, mặc dù có lấn cấn giữa Hoa Kỳ và Pháp về cuộc chiến Ðông Dương, nhưng  
tới đầu năm 1954 một toán quân nhân mặc thường phục khoảng 24 người đã đáp xuống phi trường Cát Bi Hải Phòng bằng máy bay C46 để tăng cường cho CAT.  
Cho tới cuối cuộc chiến Ðông Dương (Việt-Pháp) người Hoa Kỳ thật sự chỉ giúp Pháp, trong các phi vụ tiếp tế mà thôi, nghĩa là yểm trợ bằng các phi vụ vận tải,  
chính vì Hoa Kỳ không tận tình giúp Pháp trong cuộc chiến tại Việt Nam. Tuyệt đối không yểm trợ hỏa lực để cho Pháp có cơ hội thắng trận Diện Biên Phủ như  
Pháp yêu cầu. Cho nên người Pháp “đê tiện” vẫn còn vương vấn mối thù cho tới bây giờ.

     Pháp tham chiến tại Việt Nam, hoàn toàn với mục đích lợi nhuận riêng cho nước Pháp, ước mơ của De Gaulle và thực dân Pháp là đô hộ lại toàn cõi Ðông  
Dương, muốn nhân dân Việt Nam tiếp tục làm nô lệ, hầu cung cấp thực phẩm và tài nguyên để nuôi dân Pháp, chứ không phải vì chiến thuật hay chiến lược toàn  
cầu gì cả. Chính Bernard Fall đã tiết lộ như sau: “Tất cả chúng ta, toàn dân Pháp đều có trách nhiệm, bởi vì mọi người đều muốn lợi dụng cuộc chiến tranh này,  
để thủ lợi. Kể từ năm 1952 cho đến 1954, cuộc chiến tranh Việt Nam đã mang vào cho ngân quỹ quốc gia Pháp cả tỷ Dollars do viện trợ chiến tranh của Hoa  
Kỳ.............. Ðã có lúc lợi nhuận lớn nhất của chúng ta, chính là chiến tranh Việt Nam, chứ không phải do kỹ nghệ xe hơi, kỹ nghệ làm rượu, kỹ nghệ làm nước  
hoa ở Grasse........... Ðây chính là cuộc buôn bán mà toàn dân Pháp tham dự”. Ðó là những sự thật trong chiến tranh Pháp Việt, những nhà cách mạng “Việt  
Nam” vẫn còn mơ hồ muốn bợ chân Pháp, chỉ là những con cò mồi mộng tưởng, hão huyền với quan thầy, đã khô héo theo năm tháng.

     
Thật sự Hoa kỳ muốn nhảy vào cuộc chiến mới, với điều kiện ngầm “nên không có văn thư nào xác nhận” là Pháp phải rút khỏi Ðông Dương. Pháp chịu
nhượng bộ Hoa Kỳ, vì Pháp cạn nhân lực cũng như tài lực, kể từ khi thủ tướng Diệm nhận chức ngày 7 tháng 7 năm 1954, Pháp bắt đầu rút Quân Cán Chính ra
khỏi Việt Nam. Nên Hoa Kỳ bắt đầu yểm trợ vô điều kiện cho Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm, nhờ vậy chính phủ của thủ tướng Diệm mới đứng vững, để chính
phủ này có đủ lực ngăn cản Cộng Sản không tràn xuống Ðông Nam Á Châu. Với điều kiện chính quyền Việt Nam phải Dân Chủ, đồng thời người Pháp không
được tiếp tục hiện diện tại Việt Nam, dẹp tan ý tưởng của Pháp, muốn dân Việt Nam tiếp tục làm nô lệ, phục vụ cho nước Pháp, như tuớng Leclerc của Pháp
tuyên bố khi “Gian Lận” theo chân quân đội Anh vào Sài Gòn. Kể từ đó Quân Cán Chính của Pháp; nói cho rõ ràng hơn là guồng máy cai trị của Pháp, hoàn
toàn rút khỏi bán đảo Ðông Dương, sau khi không còn đủ lực gây rối loạn, làm lợi cho Việt Cộng nữa.
Năm 1955, Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng) đã cho tập kết 90,000 cán bộ (quân-cán-chính) ra Bắc, đa phần là những cán bộ đã bị lộ hing tích tại các địa
phương. Việt Cộng còn ém lại miền Nam hàng trăm ngàn cán bộ để chờ lệnh tái hoạt động.

     Năm 1959, Việt Cộng thấy Việt Nam Cộng Hòa, chưa tổ chức vững vàng được nông thôn, nắm lấy cơ hội này, chúng chủ trương phát động chiến dịch chiếm
trọn miền Nam bằng võ lực, khởi đầu chúng cho thành lập một chính phủ lấy tên là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), chúng ta thấy rõ thực chất đó
là Chính Phủ bù nhìn. Nhưng chúng mạnh bạo tuyên truyền cho thế giới thấy đây là chính phủ do dân chúng miền Nam tự nổi dậy chống lại chính quyền miền
Nam,  tất cả cán bộ nồng cốt của chinh phủ này, là những cán bộ tập kết, xâm nhập trở lại miền Nam, thành phần nổi của chính phủ là những tên bù nhìn, những
chính khách này chính là những tên tay sai của Viêt Cộng, Việt Cộng bảo sao chính phủ này làm vậy; thế mà toàn thể thế giới, dân chúng cả phe tự do cũng tin
tưởng chính phủ bù nhìn này là do dân chúng miền Nam tự động nổi dậy! Cho tới năm 1975 mới tỉnh giấc u tối của mình. Nắm được lợi nhuận từ man trá! Chúng
hợp nhất thành phần quân sự mới xâm nhập cùng các cán bộ được ém lại miền Nam, phát động chiến dịch Ðồng Khởi tại những vùng, đồng bằng sông Cửu
Long, Tây Nguyên, Bình-Nam-Ngãi, nhưng bị chính quyền địa phương dẹp tan. Ðồng thời Việt Cộng điều khiển cuộc chiến, hoạt động tích cực cả quân sự lẫn
chính trị, tất cả đều do miền Bắc điều khiển. Ðầu năm 1965 chúng cho ra mắt quân đội của MTGPMN, tại Ðồng Xoài SÐ7, tất cả thành phần của sư đoàn này
từ trên xuống dưới đều là bộ đội miền Bắc, nhưng chúng cho cái tên rất khôi hài là Công Trường 7, cho nó có vẻ là quân dân nổi dậy, công trường này gồm ba
trung đoàn 271, 272, 273.  Ðồng thời yểm trợ cho chiến trường miền Nam. Tức tốc thành lập ngay đoàn 559, đây là đoàn có nhiệm vụ duy nhất chuyên chở quân
dụng, cán bộ; từ Bắc xâm nhập vào miền Nam. Nhân lực và tài lực hoàn toàn là do miền Bắc đào tạo, cung cấp. Tình hình miền Nam như vậy nên.
       Năm 1955, toán MAAG có mặt tại Việt Nam tăng lên khoảng 750 người. Tới năm 1959 các toán huấn luyện Hải
Quân Hoa Kỳ đã huấn luyện các đơn vị Hải Quân Việt Nam làm quen với các chiến hạm Hoa Kỳ (thay thế cho các
chiến hạm lỗi thời của Pháp để lại). Tới năm 1960 các toán huấn luyện viên thuộc Army Hoa Kỳ “Airborne”, đã huấn
luyện các đơn vị Biệt Ðộng Quân, Dân Sự Chiến Ðấu khoảng 50 đơn vị cấp Ðại Ðội. Thời điểm đó MAAG được chỉ
huy bởi tướng ba sao Samuel-William. Năm này vì thấy tình hình bất lợi cho Việt Nam, cho nên MAAG tăng quân số
lên 1500 người  (*hình 1)
Vì nhu cầu tại chỗ năm 1961, toán MAAG được tăng lên 3200 người. Việt Nam năm đó nhận được viện trợ 65 triệu
dollars cho quân đội, 136 triệu dollars cho dân sự. Cơ quan MAAG được đổi tên thành MACV (military assistance
command Vietnam). Ðây là năm các toán Army Special Forces huấn luyện cho dân quân, của 11 ngàn làng ấp, trên
14 ngàn làng ấp, đa phần là những làng mạc hẻo lánh, hoặc nằm dọc theo biên giới với hai nước Miên và Lào. Nhưng
chỉ có 1500 làng ấp, được trang bị thô sơ, trên 8000 làng ấp đang có, những làng ấp này được huấn luyện, với danh
xưng là PLAF “people’s liberation armed force”. Vì vậy năm 1961 cố vấn tăng lên 15,000 người.
Tháng 9 năm 1950. Người ta thấy xuất hiện ở Sài Gòn ít chục quân nhân Hoa Kỳ, với
danh xưng là United states military assistance advisory group (MAAG), đồng thời Hoa
Kỳ viện trợ cho Việt Nam là 10 triệu dollars (nhưng không tới tay Việt Nam, Pháp đã
chặn hết).
Năm 1953 viện trợ thêm 350 triệu dollars, phần nhiều ngân khoản này tính vào tiền thay
thế quân dụng lỗi thời.
   Năm 1954 hiệp định Geneva ra đời ngày 20 tháng 7, chấm dứt chiến tranh từ năm 1945
đến năm 1954. Chia đôi nước Việt Nam, lấy vĩ tuyến thứ 17 làm ranh giới, Cộng Sản
kiểm soát phía bắc vĩ tuyến 17.
Năm 1954 hiệp định Geneva ra đời ngày 20 tháng 7, chấm dứt chiến tranh từ năm 1945
đến năm 1954. Chia đôi nước Việt Nam, lấy vĩ tuyến thứ 17 làm ranh giới, Cộng Sản
kiểm soát phía bắc vĩ tuyến 17. Quốc Gia kiểm soát phía nam vĩ tuyến 17. Thủ Tướng
Ngô Ðình Diệm về nước ngày 26 tháng 6 năm 1954, được Hoa Kỳ hứa hậu thuẫn và
yểm trợ.
Năm 1962. Lúc đó quân của Việt Cộng, kể cả cán bộ nồng cốt mới xâm nhập  
và nằm vùng, lên đến 300,000 quân cán chính, (bộ đội tương đương khoảng 300  
tiểu đoàn, tuy chưa được trang bị đầy đủ vũ khí, nhưng đã được huấn luyện  
quân sự, nên chưa tổ chức thành tiểu đoàn hay các đơn vị cao hơn, mà chỉ tổ  
chức thành các đại đội, hay các đơn vị địa phương). Ðể đối phó với tình hình  
này MACV, huấn luyện cho khoảng trên 30 trại Dân Sự Chiến Ðấu Biên  
Phòng (mỗi trại có quân số tương đương với một tiểu đoàn). Viện trợ gia tăng  
cho những làng được đánh giá có tinh thần chống Cộng. Năm 1963 quân số  
của MACV tăng lên 16,000 cố vấn.
Bia tưởng niệm tại nghĩa trang Arlington VA
     Team 162, danh xưng này được biết đến từ, ngày 1 tháng 1 năm 1962, tên của team là tháng năm thành lập team, chính đây là toán cố vấn của SÐNDVN. Hay  
còn được bộ chỉ huy MACV gọi là toán “Red Hats”. Cùng tinh thần phục vụ như các quân nhân Nhảy Dù Việt Nam, các cố vấn Hoa Kỳ phải tình nguyện phục vụ  
với SÐNDVN, được mời gọi nhưng tuyệt nhiên không chỉ định, cho nên số cố vấn đến với SÐNDVN, đều là những quân nhân ưu tú, tinh thần phục vụ rất cao, họ  
yêu thương SÐNDVN như mái gia đình của họ, vì họ rất quý trọng tinh thần của anh em Nhảy Dù Việt Nam, họ nhận thấy anh em Mũ Ðỏ thể hiện tình thương yêu  
nhau như người trong cùng một mái gia đình; cũng từ đó tên “Gia Ðình Mũ Ðỏ” được ghi tại mỗi cổng ra vào của tất cả các đơn vị Nhảy Dù có KBC. Nhiệm kỳ  
của các cố vấn là 2 năm, nhưng có nhiều vị tình nguyện phục vụ hơn thế, thậm chí thêm 2 hoặc 3 nhiệm kỳ, có một số HSQ cố vấn đã phục vụ tại SÐNDVN từ  
năm 1965 đến 1973. Sĩ quan có hàng chục vị lên tướng. Ít nhất là hai vị sau này lên đến 4 sao như General Jim Lindsay, General Norm Schwarzkopf. Còn về HSQ  
một số vị lên đến Command Sergeants Major, một số lên hàng sĩ quan, có người lên đến cấp Tướng. Nhưng hiếm quí nhất là hình ảnh cố vấn Hoa Kỳ dìu anh em  
Mũ Ðỏ bị thương lên máy bay, và hình ảnh anh em Mũ Ðỏ khiêng cố vấn, bằng băng ca lên trực thăng, đó chính là những hình ành trân quí của binh chủng Nhảy  
Dù Việt Nam, trong các trận chiến từ giòng sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu.
đài kỷ niệm tại Fort Benning, Georgia
Khởi sự từ năm 1958. Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam, lúc đó còn là Lữ Ðoàn với 4
Tiểu Ðoàn tác chiến. Các cố vấn đến với nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, chứ không phải
chiến thuật, họ hướng dẫn sử dụng các trang bị mới, chẳng hạn như (Dù T10) thay thế
(Dù T7) đã lỗi thời, nên toán cố vấn được gọi là Combined Arms Training and Opns
(CATO). Chúng ta thấy xuất hiện vài ba cố vấn như Edward A. Peniche. Ðến năm 1960
mới có một toán cố vần khoảng mươi người, cố vấn trưởng Major Boland cố vấn phó
Capt Fulton, Thời gian này các cố vấn chưa có hoạt động nổi bật, vì cuộc chiến chưa đến
giai đoạn khốc liệt như sau này.
Lữ Ðoàn Nhảy Dù, có nhiều khi vì nhu cầu chiến thuật, chỉ tăng phái hành quân cho các
quân khu một đại đội, hay hai Ðại Ðội, rất hiếm khi đi nguyên một tiểu đoàn. “hầu như
các đơn vị Nhảy Dù chỉ mới tăng cường hành quân cho các quân khu II, III, IV, mãi cho
tới năm 1965 các Chiến Ðoàn Nhảy Dù mới tham chiến tại quân khu I”.
Ðến năm 1961. Ðây mới bắt đầu bước vào cuộc chiến khốc liệt hơn, các đơn vị của ta
bắt đầu đụng độ với các đơn vị địch từ cấp tiểu đoàn, hoặc cao hơn. Ðịch quân sau khi
xâm nhập từ Bắc vào, quân số khả dĩ, sau hai năm tái tổ chức, lãnh đạo bởi cán bộ được
huấn luyện kỹ càng từ miền Bắc. Ðiển hình là trận đánh của TÐ1ND, tại xã Mỹ Quí, Kiến Phong. Trận đánh này ta bắt đầu đụng độ với địch cấp trung đoàn,
TÐ1ND có tới 3 đại đội trưởng bị thương. Ðich quân bỏ lại chiến trường trên 100 xác và trên 100 súng đủ loại. Ðây cũng là thời điểm toán cố vấn được cung cấp
tới các tiểu đoàn Nhảy Dù, với danh xưng là Battalion Combat Advisory Team (BCAT).*
     Năm 1962 toán cố vấn của LÐND kiện toàn hơn. Trung Tá J.H. Hayes cố vấn trưởng của Ðại Tá Cao Văn Viên. Cùng năm này vị cố vấn đầu tiên của LÐND
hy sinh là Capt Don J. York. Các toán cố vấn bắt đầu sinh hoạt đến cấp đại đội. Trong Team 162, xuất hiện toán điều không tiền tuyến; Air Force Forwar Air
Controllers (FACs), họ là những chuyên viên kỹ thuật đánh dấu bãi nhảy, bãi đáp, đánh dấu mục tiêu, hướng dẫn các loại khu trục, phản lực oanh tạc chính xác. Các
cố vấn hiện diện tại các trận đánh gay go, đẫm máu kéo dài trong cuộc chiến, ở những địa danh đều có tên trong quân sử Vietnam, như: Bổ Túc, Ấp Bắc, Ðức Lập,
Cao Lãnh, Cheo Reo, Bến Cát, An Lão, Ðức Cơ, Ðồng Xoài, Bến Sắn, Bình Giả, Khe Sanh.. v.. v.. Các Cố Vấn đã giúp cho các đơn vị Nhảy Dù, như liên lạc xin
hỏa lực của Hải, Lục, Không quân Hoa Kỳ, rất chính xác và hữu hiệu. Riêng nhiệm vụ xin tản thương, không ai có thể quên được, trong giai đoạn thập niên 60.
Quân Lực của chúng ta chưa có đủ trực thăng tản thương, để đáp ứng cho nhu cầu chiến trường, các cố vấn đi với đại đội, tiểu đoàn, chiến đoàn (lữ đoàn) đã
nhanh chóng xin trực thăng tản thương của Hoa Kỳ, trực thăng tản thương của Hoa Kỳ đã đến rất nhanh, để yểm trợ tản thương cho các đơn vị Nhảy Dù; nhờ vậy
anh em chúng ta bớt đi số tử vong.
Vậy mà có một trận đánh nẩy lửa chúng ta rất cần họ, nhưng rồi đành nín lặng chia tay nhau tại Ðông Hà. Do tình hình chính trị tại Hoa Thịnh Ðốn, các cố vấn Hoa
Kỳ có lệnh không được vượt biên giới sang Lào hay Miên. Ðương nhiên khi không có cố vấn bên cạnh, các cấp chỉ huy của chúng ta, không được rảnh tay chiến
đấu, mà còn có nhiệm vụ xin không quân Hoa Kỳ tiếp tế tản thương, hỏa lực cũng vì vậy mà giảm sút, sức chiến đấu xung mãnh cũng bị ảnh hưởng không ít. Chúng
ta biết trước không có không lực Việt Nam hoạt động bên lãnh thổ Lào, mà cố vấn lại không được vượt biên. Cho nên tại Ðông Hà, các cố vấn đơn vị cũng như
các anh em Red Marker, đã phối hợp tổ chức các buổi huấn luyện, toàn thể cán bộ của SÐNDVN thực tập với máy bay và đạn thật. Tại dẫy đồi không tên, phía
Tây- Nam của thị trấn Ðông Hà. Ðể cho các cán bộ của chúng ta nhuần nhuyễn, cách xin máy bay tiếp tế tản thương, cách hướng dẫn máy bay khu trục đánh
trúng mục tiêu, cách điều chỉnh không pháo, trực thăng võ trang, yểm trợ gần quân bạn. Buổi chia tay lên đường vào chiến trường Hạ Lào (Lam Sơn 719), những
cái siết tay, những vòng tay ôm ghì không muốn rời, thật đượm tình anh em một nhà.Red Markers. Chính những toán Red markers này, đã mang đến cho chúng ta
nhiều chiến thắng đáng kể. Các trận trực thăng vận, không vận, bộ vận họ luôn luôn sát cánh với các chiến sĩ Mũ Ðỏ, tuy là những Quân nhân xuất thân từ Không
Quân Hoa Kỳ, nhưng có nhiều người đã học lấy bằng Nhảy Dù tại trung tâm huấn luyện của SÐNDVN, họ hoạt động cho đến năm 1973.
     Những người bạn thân yêu (Cố Vấn) của chúng ta SÐNDVN, đã bỏ mình tại chiến trường
Việt Nam trên 20 người, mất tích 5 người. Quả là một sự hy sinh cao cả vô cùng!!! Tôi không sao
nói nên hết lời tri ân được. Ðến nay họ vần còn giữ nguyên mối tình thắm thiết đó, người nắm
chặt sợi liên lạc giữa Nhảy Dù Việt Nam và Cố Vấn từ năm 1980 cho tới nay những tên tuổi quen
thuộc như...... Ray D. Mrtin, Baldwin, Gene Mc Cutchan, Paul DeVrie.. v.. v.. còn nhiều nữa, với
bài báo nhỏ hẹp này làm sao nói cho hết được.

     Bây giờ các cố vấn của chúng ta đang lần lượt tìm mọi cách, để vinh danh Nhảy Dù Việt
Nam với dân chúng Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới như:
Năm 1990, lần đầu tiên từ ngày lập quốc, Quân Lực Vietnam chúng ta có một đơn vị quân đội
hiên ngang đi diễn hành, ngang hàng cùng các quốc gia đồng minh trên đại lộ Constitution Hoa
Thịnh Ðốn, với lời mời chính thức của ban tổ chức Kỷ Niệm 50 năm thành lập Binh Chủng Nhảy
Dù Hoa Kỳ, chúng ta với Ðội Quân 200 mũ đỏ; gồm cả Hoa Kỳ lẫn Vietnam, trong hàng có 3 vị
tướng lãnh Hoa Kỳ cùng sát cánh với các Mũ Ðỏ Vietnam trong đội hình diễn hành, dẫn đầu
đoàn diễn hành là Tướng Vaught ba sao và Tướng Lê Quang Lưỡng. Sở dĩ chúng ta được đi diễn
hành là do công lao của Ðại Tá Baldwin, Ðại Tá Paul DeVrie, Thiếu Tá Martin..v..v..Các vị này
đã đề nghị với ban tổ chức diễn hành từ năm 1987, được ban tổ chức chấp thuận. Nên chúng ta,
GÐMÐVN đã được ban tổ chức gửi giấy mời tham dự ngày này.
Năm 1999. Ðặt bia đá tại nghĩa trang Arlington, Washington DC; nơi chôn cất các anh
hùng của Hoa Kỳ, hàng năm có hàng trăm ngàn người thuộc các quốc gia trên khắp thế
giới thăm viếng. Bia đá này tưởng niệm những anh hùng Việt Mỹ đã phục vụ trong sư
đoàn Nhảy Dù Việt Nam, anh dũng hy sinh tại chiến trường Việt Nam, nhờ vậy ngày nay
toàn thế giới biết đến SÐNDVN. *( H 4)

     Năm 2005. Thiết trí một phòng triển lãm về những thành tích, của các quân nhân Nhảy
Dù Việt Mỹ đã phục vụ tại sư đoàn Nhảy Dù Việt Nam, taị bảo tàng viện Lục Quân
(Airborne and Special Operations Museum) tại FayetteVille, North Carolina. Bảo tàng viện
này, hàng năm có hàng trăm ngàn du khách trên thế giới, đủ mọi thành phần viếng thăm. *
(H 5)
Năm 2010. Xây dựng tháp tưởng niệm các chiến sĩ Nhảy Dù Việt Mỹ đã phục vụ tại sư
đoàn Nhảy Dù Việt Nam, tại công viên của trung tâm huấn luyện Fort Benning, Georgia.
Năm 2013, Làm bia tưởng niệm năm vị tư lệnh của sư đoàn Nhảy Dù Việt Nam, tại bảo
tàng viện lục quân Hoa Kỳ, Fort Bragg, trung tâm huấn luyện Nhảy Dù Hoa Kỳ, và bộ tư
lệnh Quân Ðoàn XVIII Nhảy Dù Hoa Kỳ.
Những thành tích này tại hải ngoại, không một binh chủng nào của QLVNCH đạt được
như Nhảy Dù Việt Nam. Tất cả đều do Team 162 giúp đỡ, thật đáng ca ngợi nghĩa cử tốt
đẹp của những người bạn trong Gia Ðình Mũ Ðỏ Việt Nam.
HÃNH DIỆN THAY.,.
Trung Tướng hồi hưu James B. Vaught
và Cựu Chuẩn Tứơng Lê Quang Lưởng dẩn đầu Cuộc diễn hành
1990 tại đại lộ  Constitution Hoa Thịnh Ðốn
                                                                                                MĐ Bùi Đức Lạc
Back
Next