Copyright © 2014 by "GĐMĐVN/HN"  ·  All Rights reserved  ·  E-Mail: nhayduflorida@live.com | dacsanmudo@gmail.com
Suite 101, 1220 West Market Street
Wilmington, Delaware  U.S.A. 19901
Tel: 1-302-123-7777
GIA ĐÌNH MŨ ĐỎ VIỆT NAM HẢI NGOẠI
ĐẶC SAN MŨ ĐỎ
ÑAËC SAN MUÕ ÑOÛ
670 South Federal Blvd
Denver, CO 80219

Tel: (720) 231-8344, Fax: (303) 936-8570
Email: dacsanmudo@gmail.com
Nhủ Lệ hay Như Lệ
Tôi viết lại hồi ký nầy mục đích là muốn ghi lại một số trận đánh của Tiểu đoàn 7 ND (riêng Đại đội 74) trong  thời gian đơn vị tham dự cuộc hành quân tái
chiếm lại Cổ thành Tỉnh Quãng Trị  năm 1972. Viết để nhớ lại hai Đích thân Khôi Nguyên và Sông Lô đã trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 7 Nhảy dù trong suốt thời
gian nói trên. Viết để nhớ lại các đồng đội cùng chiến đấu gian khổ bên tôi trong suốt mùa hè đỏ lửa. Thấp một nén hương lòng cho bạn bè tôi và các thuộc cấp
đã vĩnh viễn ra đi. Cho tôi xin một lời cầu nguyện cho tất cả những đồng đội còn kẹt lại quê nhà mãi mãi được bình yên.
       Xin phép cho tôi mở dấu ngoặc ở đây để nói lên cảm nghĩ của mình trong suốt thời gian phục vụ trong quân đội. Tôi về trình diện Tiểu đoàn 7 ND sau tết
Mậu thân 1968 và phục vụ đơn vị nầy cho đến ngày cuối cùng 30-4-1975. Niềm vui, nổi buồn trong đơn vị qua các vị Tiểu đoàn trưởng như Ngọc Long (Ngọc
kiếng) (Nguyên là cựu Lữ đoàn Trưởng Lữ đoàn 1 ND ) Ông là vị Tiểu đoàn Trưởng đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp cuả tôi. Ngọc Nga (nguyên là Lữ đoàn
Trưởng Lữ đoàn 2 ND và sau cùng là Lữ Đoàn Trưởng Lữ đoàn 4ND), Khôi Nguyên (Nguyên là Lữ đoàn Trưởng sau cùng Lữ đoàn 3 ND) Sông Lô ( nguyên
là Tiểu đoàn Trưởng cuối cùngTiểu đoàn 7 ND). (Xin được nói rõ hơn. Sau năm 1975 Đích thân Khôi Nguyên tiếp tục ở lại và đi tù Cộng sản. Sau khi ra tù Ông
sang định cư ở Hoa Kỳ theo diện HO chỉ một thời gian ngắn. Hiện tại Ông đang sống cuộc sống khép kín đúng hơn là “ẩn dật “ở Việt Nam. Đích thân Sông Lô,
sau khi ra tù Cộng sản, vượt biên. Hiện đang sống ở San Jose, buồn giải sầu bằng rượu Cognac.)
         Riêng Đích thân Khôi Nguyên, đối với tôi Ông là cấp chỉ huy đã để lại trong tôi nhiều cảm mến và kính phục. Ông hành xử can đảm đúng theo cương vị
của một cấp chỉ huy trước những thử thách đầy nguy hiểm. Điều làm tôi không bao giờ quên được. Nhớ những ngày “dầu sôi lủa bỏng” ở mặt trận Hạ Lào (Cuộc
Hành quân Lam Sơn 719 năm 1971. Lúc đó tôi còn là Trung đội Trưởng).Trước tình thế cực kỳ nguy hiểm nhưng Ông vẫn bình tĩnh và tiếp tục ở lại đến chuyến
cuối cùng, sau khi Ông đã đưa toàn bộ Tiểu đoàn 7 ND bốc ra khỏi vùng an toàn. Lòng “Tự Thắng” của một cấp chỉ huy thật đáng quí mến và kính phục. Tôi
nghĩ Ông là vị Tiểu đoàn Trưởng đã để lại nhiều kính mến cho thuộc cấp trong đơn vị. Hiện tại đối với tôi, tôi cảm thấy có một chút “tự hào” trong suốt thời gian
phục vụ trong quân đội dưới quyền chỉ huy của các vị Tiểu đoàn Trưởng nầy.
         Trở lại trận chiến Nhủ Lê. Nhủ Lê là tên một thôn nhỏ nằm về hướng Tây Nam của thành phố Quãng Trị, tận cùng tiếp giáp với rặng Trường Sơn. Nhìn
vào bản đồ không nhận rõ, nên ta có thể gọi là Nhủ Lê hay là Như Lệ. Nhủ Lê sao tên nghe hấp dẫn mời gọi quá.  Nhưng cái tên “Như Lệ” quả thực là đúng vì
nơi đây chính thực là nước mắt là tận cùng của địa ngục, đau thương và nổi sợ hãi, chính nơi đây là hình ảnh của “máu lửa chiến tranh” đã đốt cháy thân xác con
người và muôn loài sinh vật.
          Sau khi Tiểu đoàn 7 ND bàn giao cho Tiểu đoàn 5 ND tại ngã ba Long Hưng, được lệnh bung rộng về hướng Tây hoạt động, dọc theo bờ Nam sông
Thạch Hãn (xin mỡ dấu ngoặc ở đây để nói rõ hơn Tiểu đoàn 7 ND là đơn vị đầu tiên đến ngã ba Long Hưng chiều ngày 7/7/1972, sau khi Đại đôi tôi vượt qua
thôn An Thái và Đaị Nại.  Đaị đội chạm địch, nặng nhất là thôn Đại Nại và bắt sống được 2 tên Cộng sản Bắc việt. Tôi nghĩ có lẽ 2 tên nầy bị bỏ quên khi đơn vị
rút ra khỏi khu vực nầy. Theo lệnh Khôi Nguyên đơn vị tạm thời đóng quân ở đây chờ lệnh. Tôi chọn được vị trí đóng quân cách ngã ba Long Hưng khoảng
chừng 100 mét, bờ Tây cạnh quốc lộ 1. Nhưng nữa giờ sau Khôi Nguyên lệnh cho tôi biết sẽ tiếp tục đi đêm vào Quãng Trị. Sau khi  tôi gặp Khôi Nguyên và
nhận lệnh rõ ràng mục tiêu là cổ thành Quãng Trị. Đại đội tôi được hân hạnh làm nổ lực chính tiến thẳng vào mục tiêu “Cổ thành”.
          Vượt tuyến xuất phát. Trời bắt đầu tối, bóng đêm xuống dần, mọi vật từ từ bao phủ bởi màn đêm dầy đặc. Về hướng cổ thành, qua những khu nhà đổ nát,
những khu vườn bỏ hoang, cảnh vật chìm trong màu đen yên lặng thật rợn người với vài tiếng chó sủa quanh đây. Tôi biết, giờ đây trước mặt tôi đầy những thử
thách, khó khăn đang chờ đợi. Sự nguy hiểm đang phủ đầy quanh chúng tôi, và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đầu óc tôi thật sự có chút lo lắng trong mọi tình
huống có thể xảy ra. Vượt qua khoảng trống khá xa, vì đêm tối tôi nghĩ có lẽ đây là khu nghĩa địa, chúng tôi bám được bờ đất bố trí nghe ngóng để có thể tiếp
tục.
    Bổng tiếng Khôi Nguyên trên đầu máy: 
-Song Ngư dừng lại và quay về tuyến xuất phát.
    Tôi hơi ngạc nhiên nhưng khi trở lại tuyến xuất phát, được biết đơn vị chờ phi tuần B52 dọn bãi. Sáng sớm ngày hôm sau Đại đội tôi bắt đầu vượt tuyến xuất
phát. Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên vưà ra khỏi tuyến xuất phát hơn 100 mét về hướng bắc là chạm địch, tôi nghĩ có lẽ địch đã ém quân ở đây từ lâu. Mãi giằng
co vì quá nhiều chướng ngại vật trước mặt. Chúng tôi đang tìm mọi cách để vượt qua. Nhưng rồi sau đó tôi được lệnh bàn giao lại cho Tiểu đoàn 5 ND (tôi không
biết lý do). Nhường phần “danh dự” nầy lại cho Đích thân Minh Hiếu chỉ huy, tái chiếm lại cổ thành Quãng Trị)
         Trở về hướng Tây. Tiểu đoàn 7ND được điều đông chuyển hướng, bung rộng về hướng Tây Nam hoạt đông. Mục đích giữ được an toàn sườn Tây của
tỉnh Quãng Trị, cũng như ngăn chặn đường tăng viện và tiếp tế của địch từ Trường Sơn vào cổ thành Quãng Trị.  Mục tiêu chính là thôn Nhủ Lê cách Quốc lộ 1
khoảng 6 cây số đường chim bay, nằm sâu trong rặng Trường Sơn. Mục tiêu nầy Khôi Nguyên dành cho Đại đội 72 do Đại uý Đăng chỉ huy (Đăng khoá 22A Võ
bị, dáng người khỏe, trông như anh chàng công tử con nhà giầu, dù ở thành phố hay đang ở nơi dầu sôi lữa bỏng nhưng lúc nào trông Anh cũng chảy chuốt, bảnh
bao. Hiện tại Anh đang định cư ở Nam Cali). Đại đội 74 do tôi chỉ huy làm thành phần trừ bị tạm thời lục soát khu vực vùng nhà thờ La Vang Thượng. Có lẽ vì
bất ngờ hay vì Nhảy dù tiến quân nhanh quá, địch không xoay sở kịp đối phó nên Đaị đội 72 chiếm mục tiêu rất dễ dàng không có sự kháng cự nào cả.
       Sau 2 ngày hoạt đông tình hình vẫn yên tĩnh, không chạm địch, Đaị đội 72 vẫn tiếp tục ở lại thôn Nhủ Lê. Tôi còn nhớ rõ khoảng 11giờ đêm ngày thứ hai.
Bóng đêm đang bao phủ, căng thẳng, mọi vật yên lặng như chờ đợi.  Bỗng tôi nghe tiếng của Đăng trên hệ thống liên lạc của Tiểu đoàn. Anh báo cáo địch tấn
công và có cả “cua đồng’’ xuất hiện từ hướng Tây đang tiến thẳng về hướng đóng quân của anh. Anh đang xin pháo binh bắn tuyến cản để ngăn chận. Qua hệ
thống truyền tin của Pháo binh tôi nghe tiếng la với giọng khẩn cấp của Tiền sát viên pháo binh Đại đội 72 đang điều chỉnh tác xạ. Phải chăng vì thiết giáp địch
xuất hiện bất ngờ, nhanh chóng lại gần vị trí đóng quân quá nên những yếu tố tác xạ của pháo binh không kịp thời và hiệu quả chăng? Hay là ta lơ là thiếu cảnh
giác. Vì thế không đầy mười phút sau hệ thống liên lạc của Đại đội với Tiểu đoàn hoàn toàn bị cắt đứt, có lẽ là địch đã tràn ngập tuyến đóng quân của Đại đội.
Bao nhiêu ý nghĩ càng lúc càng đè nặng trong tôi. Nếu trong tình huống nầy, phản ứng và đối phó như thế nào? để đạt được sự thắng lợi,mà ít tổn thất cho đơn vị,
điều đó đã làm cho tôi lo nghĩ rất nhiều.
     Tình hình lúc nầy thật là căng thẳng, chờ đợi . Đối với đích thân Khôi Nguyên, trách nhiệm  thật sự quá nặng nề. Sự yên lặng, chờ đợi đã trôi qua thật nhanh,
Đăng đã liên lạc được với Tiểu đoàn và báo cáo mọi diễn biến.  Anh đã rời bỏ vị trí đóng quân tạm rút về dãy đồi phía Đông nơi tuyến xuất phát và đang gom
con cái. Tôi thở phào nhẹ nhỏm, nhìn đồng hồ đã hơn quá nữa đêm và sau đó tôi cũng chìm trong giấc ngủ đè nặng chập chờn.
       Sáng sớm ngày hôm sau, tiếng Khôi nguyên trên đầu máy:
      -Song ngư đây Khôi nguyên.
     -Song ngư tôi nghe Đích thân. Tôi trả lời.
     -Anh chuẩn bị vào thay cho Hải Đăng. Anh sẽ đến gặp Sông Lô ở tọa độ X……Sông Lô sẽ    cho Anh biết tình hình và lệnh chi tiết rõ ràng cho Anh. Khôi
nguyên nói.
    -Tôi nhận rõ Đích thân.
       Tôi ra lệnh nhanh chóng cho các Trung đội.  Bỏ ống liên hợp xuống.Cảm giác đầu tiên của tôi thật sự hơi lo lắng vì đây không phải là thay thế vị trí bình
thường mà đây là mục tiêu mà tôi phải đánh lấy lại. Mọi suy nghĩ tràn về trong đầu tôi, mọi tính toán, lo âu. Nhưng “lòng tin” thật sự đã làm cho tôi an tâm trở
lại.Từ chổ tôi đóng quân đến Sông Lô, đơn vị tôi phải vượt qua nhiều dãy đồi trọc khá xa chúng tôi phải theo những triền dóc để tránh sự quan sát của địch. Khi
đến nơi hẹn Sông Lô đã sẵn sàng và chỉ mục tiêu mà tôi phải đến.
         Giờ đây, Nhủ lê thật sự hiện rõ dưới tầm mắt tôi. Nhủ lê chỉ là một thôn nhỏ hiền hòa như một thôn nữ nằm soải mình uốn lượn theo dòng sông Thạch hãn.
Thật là đầy thử thách, khiêu gợi như cái tên của nó. Nhưng đối với những người dầy kinh nghiệm trận mạc qủa thật đây là mục tiêu “khó nuốt”. Xung quanh thôn
là lũy tre xanh bao bọc, thật là một chướng ngại không nhỏ đối với tôi. Từ chổ tôi quan sát đến mục tiêu chạy dài một cánh đồng ruộng trống trải hơn 500 mét.
Phía bắc bên kia bờ sông Thạch Hãn là những dãy đồi trọc nhô lên những sườn thoai thoãi dễ dàng cho chiến xa di chuyển. Bờ thôn phía bắc ôm chặt bờ sông
Thạch Hãn uốn khúc chạy về hướng Tây nối liền với Hải Lê và thôn Đá Đứng tiếp giáp rặng Trường Sơn bằng những sườn đồi thấp rất thuận lợi cho các loại xe
cơ giới, chiến xa chuyển vận, tiếp tế. Phía Nam thôn Nhủ Lê là khoảng đồng bằng nối liền những dãy đồi thông đỗ về hướng Nam qua đồi 90 và Động Ông Đô
(Địa danh nầy, trước kia quân đội Mỹ đã thiết lập căn cứ Anne,(cao độ 275) đây là cao điểm quan trọng vì từ đây ta có thể kiểm soát toàn vùng phiá Tây của
tỉnh Quãng Trị,sông Thạch Hãn vùng Nhủ Lê và cả chi khu Cam Lộ Đông Hà ( Sau nầy Tiểu đoàn 7 ND tấn công tái chiếm lại. Trân đánh nầy sẽ được nói sau)
           Nhủ Lê thật sự nằm dưới một lòng chảo, được bao bọc  bởi những dãy đồi trọc. Quanh thôn là đồng ruộng trống trải, chỉ có một con đuờng độc đạo để
tấn công mà không có sự chọn lựa nào khác. Điều làm tôi đắn đo, lo nghĩ, từ tuyến xuát phát đến mục tiêu chúng tôi phải vượt qua một cánh đồng khá xa hoàn
toàn trống trải dễ dàng bị địch phát giác xử dụng súng cối.
           Sông Lô đã cho tôi biết ý định và kế hoạch tấn công, chỉ xử dụng hỏa lực pháo binh bằng những box TOT (target on time) và sẽ kéo xa về hướng tây vào
các mục tiêu tiên liệu địch có thể đặt súng cối. Trong lúc đơn vị tôi di chuyển pháo binh vẫn tiếp tục bắn “cấm chỉ “ vào mục tiêu.
          Tôi cho lệnh chi tiết rõ ràng cho các Trung đội và bắt đầu vượt tuyến xuất phát. Tôi sử dụng 2 trung đội làm nổ lực chính. Trung đội 1 đi đầu do Thiếu uý
Phi chỉ huy. Phi là sĩ quan trầm tĩnh, dầy kinh nghiệm trận mạc, Phi cũng là người bạn thân của tôi cùng chung một Đại đội khi chúng tôi cùng làm Trung đôi
trưởng với nhau, vì thế chúng tôi rất thân thiện và tôi cũng rất tin tưởng vào khả năng của Anh ta (Sau nầy Phi là Sĩ quan hành quân của Tiểu đoàn 14 thuộc Lữ
đoàn 4 mới thành lập và hiện tại Anh đang sống ở Nam Cali). Trung đội 2 do Thiếu uý Đoái chỉ huy (Đoái khoá 24 võ bị, sau nầy Đoái thuyên chuyển về Sư đoàn
5 bộ binh).
         Sự may mắn lại đến với chúng tôi. Chúng tôi bám được con đường thông thủy, tuy cạn  nhưng có những bờ đât thấp rất cần thiết cho chúng tôi lúc nầy, con
đường thông thủy nầy chạy áp sát bờ phía nam thôn Nhủ Lệ thật là lợi thế lý tưởng. Để tránh sự quan sát của địch chúng tôi phải di chuyển từng tổ nên rất là
chậm chạp. Lúc nầy thật sự đầu óc tôi, căng thẳng bỏ lại sau lưng tất cả những tình cảm và quên đi mọi thứ trong cuộc sống. Giờ đây trước mặt tôi là kẻ thù là
mục tiêu mà tôi phải đạp cho bằng được.
         Gần một tiếng đồng hồ trôi qua, hai trung đội đi đầu đã bám sát được bờ thôn. Tôi an tâm vì địch chưa phát giác và báo cho Sông Lô biết.  Theo y kế
hoạch tấn công. Tôi cho lệnh Phi và Đoái là sau tràng Pháo binh bắn “hiệu quả” thì đẩy con cái chiếm bìa thôn ngay. Sau tiếng trả lời “nhận rõ” là khoảng yên
lặng chờ đợi hồi hợp thật đáng sợ. Tôi sợ là địch chờ chúng tôi vừa đến bìa thôn thì khai hỏa nhưng thật may điều nầy không xảy ra, toàn bộ trung đội Phi và
Đoái đều bám được bờ thôn. Tôi thở phào nhẹ nhỏm và ra lệnh cho Đoái tiếp tục bung rộng về hướng bắc, Phi bung rộng về hướng tây lục soát, Phi báo là đã vào
vị trí đóng quân của Đại đội 72 và phát giác địch đã để lại một chiến xa T54. Tôi báo cáo toàn bộ tình hình cho Sông Lô rõ.Sông lô cho lệnh tôi tiếp tục bung rộng
và tìm vị trí đóng quân.
Tôi trả lời: -nhận rõ đích thân.
          Sau một ngày đầu óc căng thẳng, tôi cũng tìm được vị trí đóng quân tương đối tốt và ra lênh cho Phi gom tất cả quân trang quân dụng của Đại đội 72 còn
bỏ lại và đồng thời bảo chuẩn uý Lành tiền sát viên pháo binh điều chỉnh những hỏa tập tác xạ cận phòng và hoả tập tiên liệu cũng như những tuyến cản. Lành là
sĩ quan tiền sát viên dáng người nhỏ, trẻ có lẽ anh còn mới mẽ, nên khi đụng trận anh có vẽ hơi lung túng sợ sệt vì thế những tác xạ thường do tôi điều chỉnh.
Theo tôi hỏa lực pháo binh đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự chiến thắng nếu chúng ta biết tận dụng nó một cách “tự tin và đúng lúc”.
          Tôi nhớ đầu tháng 5/72 đơn vị tôi được không vận từ mặt trận Tây nguyên tăng viện cho Quân đoàn 1. Những ngày mở rộng về hướng Tây cùng với Tiểu
đoàn 2 và Tiểu đoàn11 Nhảy dù dưới sự chỉ huy của Lữ đoàn 2 Nhảy dù hoạt đông vùng phía Nam sông Mỹ Chánh. Tiểu đoàn 7 mở rông về hướng tây vào vùng
núi Cai Mương (cao độ 222) nằm về phía Nam sông Mỹ Chánh. Đây là cao độ mà Đại đội tôi đạp đến và chiếm giữ. Trong những ngày hoạt động ở vùng nầy
địch bám sát tấn công chúng tôi thường xuyên nhưng đều ôm “đầu máu” vì lối bắn pháo binh cận phòng “táo bạo” của ta.
Để bắt đầu cuộc tấn công tái chiếm lại cổ thành Quãng trị, Tiểu đoàn 7 ND  từ từ triệt thoái ra khỏi vùng Cai Mương nhưng địch cứ tiếp tục bám theo chúng tôi.
Rồi một ngày trước khi chúng tôi rời vùng, địch đã xử dụng cấp Tiểu đoàn tấn công Đại đội trừ của tôi (Đại đội đóng quân biệt lập với Tiểu đoàn) vì tôi phải đẩy
một trung đôi giử yên ngựa phía bắc cách vị trí đống quân của tôi không đầy 200 mét. Vào khoảng 3 giờ sáng tiếng lựu đạn nổ bên tuyến đống quân của Trung
đội 4 và tôi nhận được báo cáo từ Trung đội, có nhiều tiếng động phía dưới chân đồi hình như địch đang di chuyển rất đông. Tôi ra lệnh cho các trung đội báo
động chờ đợi. Thật sự trong lúc nầy đầu óc tôi rất tĩnh táo và gọi Thiếu uý Khâm Tiền sát viên pháo binh chuẩn bị những tác xạ cận phòng về hướng Tây. Tôi
nghĩ mặt Nam có rất nhiều tiếng động nhưng bờ giốc thẳng đứng địch sẽ không tấn công mặt nầy, đây có lẽ là địch muốn đánh lạc hướng ta thôi. Tôi rất chú
trọng bờ Tây vì mặt nầy đường dóc thoai thoải chạy dài bởi những dãy đồi sim thấp rất thuận lợi cho sự tấn công, di chuyển. Thiếu uý Khâm báo cho tôi biết tất
cả những hỏa tập đã sẳn sàng. Khâm là Sĩ quan tiền sát đã để lại trong tôi nhiều “cảm mến, luyến tiếc” mà tôi không bao giờ quên Anh được. Nhìn Anh có chút
bụi đời, gan dạ, bình tĩnh khi đụng trận.( Sau khi rời vùng nầy Khâm  được chuyển qua Đại đội 2 trinh sát ND. Anh đã hy sinh trong trận chiến ác liệt ở cổ thành
Quãng Trị)
          Đúng như dự đoán của tôi 4 giờ sáng địch bắt đầu pháo kích dữ dội và ồ ạt tấn công vào vị trí đống quân cuả tôi. Nặng nhất là bờ Tây đúng như tôi đã tiên
liệu, nên những hỏa tập cận phòng kịp thời chính xác. Cường độ tấn công cuả địch càng lúc càng mạnh, tưởng chừng như vỡ tuyến. Tôi báo cáo toàn bộ tình hình
cho Khôi nguyên và xin tăng cường Pháo binh yễm trợ. Tình hình từ lúc địch tấn công, mặt Bắc qua khoảng yên ngựa giữa Tôi và Trung đội Phi đóng quân hoàn
toàn yên lặng chỉ có mặt Nam vì giốc đứng một số địch bò lên nhưng bị ta quăng lựu đạn nên đều dội lại, vì thế tất cả hỏa lực Pháo binh tôi đều tập trung về
hướng Tây.
(Đây là hồi ký mà người viết ghi lại những cảm nghĩ và tâm trạng của chính mình suốt thời  
gian phục vụ trong quân đội, cũng như trong trận chiến Quãng Trị đầy gian khổ của mùa  
hè đỏ lửa, cùng chia xẻ  nổi đau khổ đọa đầy của một dân tộc. Nếu có gì thiếu sót xin quý  
niên trưởng và các Mũ đỏ tha thứ. Cám ơn Mũ đỏ Mai đức Phi và Đích thân Võ trọng Em  
cho tôi thêm những chi tiết mà tôi đã quên, Hồ Tường người bạn cùng khóa với tôi cung  
cấp cho tôi bản đồ 1/50.000 thật quý giá.)
Một địa danh khó quên
Hồi ký MĐ Song Ngư
(Tiểu đoàn 7 ND)
Tiểu đoàn 7 ND tái chiếm Quảng Trị
        Trời vừa hừng sáng tôi ra lệnh Phi bung ra khỏi tuyến lục soát, hàng trăm xác địch chết dọc từ tuyến đống quân cho đến các đường thông thủy có xác nằm
ngay trên hố đóng quân của ta. Gần 100 vũ khí đủ loại cuả địch bỏ lại đang ngỗn ngang trước mặt tôi, cùng với mấy tên Bộ đội mang theo lời thề “sinh Bắc tử
Nam” vừa bị các đồng chí thân yêu bỏ lại, mặt hãy còn non choẹt, trông ngơ ngác mất hồn. Tôi báo cáo cho Khôi Nguyên toàn bộ tình hình và số vũ khí Đại đội tôi
vùa mới tịch thu được. Khôi nguyên ra lệnh và cho tôi biết là sẽ có hai chuyến trực thăng vào bốc tù binh và số vũ khí mà tôi vừa mới tịch thu được và sau đó đơn
vị sẽ rời vùng ngay. Rời vùng núi đồi Cai Mương đã để lại trong tôi nhiều “thử thách” khó quên. Tiếp đến là những ngày vượt sông Mỹ Chánh tái chiếm lại Cổ
thành Quãng Trị.
      Trở lại trận chiến Nhủ Lê mà Đại đôi tôi đang chiếm giữ. Qua một đêm dài căng thẳng, im lặng làm tôi lo nghĩ không biết địch sẽ giỡ trò gì đây. Sáng sớm ngày
hôm sau tôi hợp tất cả các Trung đội trưởng cho biết rõ tình hình và quyết định  tiếp tục bung rộng để giữ an toàn vị trí đóng quân của Đại đôi. Mục tiêu là bờ sông
Thạch Hãn cách vị trí đóng quân của tôi khoảng hơn 500 mét. Tôi xử dụng một Trung đội  làm nổ lực chính tiến thẳng vào mục tiêu và một Trung đội cập hông trái
để bảo vệ  sườn phía Tây và ra lệnh cho các Trung đội lục soát thật kỹ kể cả những hầm hố bên trong các ngôi nhà lá. Sau một tiếng đồng hồ, tình hình vẫn yên
tĩnh chưa chạm địch.
Giờ đây trước mặt tôi là những trẻ con tuổi khoảng từ 3 đến 5 tuổi mặt mày lem luốc, dơ bẩn và một cụ già chạc tuổi ngoài 70 đang ngơ ngác như mất hồn, cùng
với người đàn bà tuổi hãy còn trẻ có lẽ là mẹ của những đứa bé nầy. Tất cả điều hốc hác có lẽ họ đã chịu đựng đói khát, sống chui rúc trong căn hầm nhỏ bé nầy
nhiều ngày trông kiệt lực, xanh xao. Thật là may mắn, toán khinh binh Trung đội 1 còn bình tĩnh nếu không thì tất cả họ đã chết vì lựu đạn. Tôi hỏi người đàn bà đầu
tóc rối bù, quần aó dơ dấy tả tơi:
   -Sao chị không rời khỏi vùng nguy hiểm nầy?.
Người đàn bà như mất hồn, với giọng nói Quãng trị qủa thực tôi không thể nào hiểu hết, chỉ hiểu đại khái là: Không có chổ nào để mà đi cả”.
Tôi báo tình hình cho Sông Lô, cho họ ăn uống và một ít gạo sấy rồi đưa họ về Tiểu đoàn ở phía sau. Nhìn họ đi như thể xác không hồn. Tôi tự hỏi sao sức người có
thể chịu đựng được  hàng tấn bom đạn? và vượt qua được biết bao là gian nan nguy hiểm?. Tôi cảm thấy chua xót. Sao dân tộc Việt Nam tôi quá khổ đau như thế
nầy !
        Nhớ lại những ngày vượt sông Mỹ Chánh, qua Đại lộ Kinh hoàng. Đơn vị tôi bước qua những xác người đang ngỗn ngang chồng chất. Cảnh tượng quá hải
hùng. Suốt quãng đường gần 2 cây số hàng trăm xe cộ, quân xa, xe dân sự cháy nằm la liệt trên mặt đường, trên những bãi cát, xác người chết chồng chất, vắt
võng trong lòng xe, xác người đầy rẫy. Những xác chết chồng chất lên nhau, gìa trẻ, gái trai, con nít, chết nằm đủ kiểu.  Người chết một nửa thân mình còn vướn
trên thành xe thồ, xe bò, xe trâu, bên cạnh là những đống áo quần nhầy nhụa, những vật dụng tung toé. Một số người chết giữa bãi cát mênh mông với tư thế hình
như họ cố  thoát ra khỏi vùng “tử địa” nầy. Nhưng cuối cùng họ vẫn không thoát khỏi “tử lộ” mà người Cộng sản đã chọn sẳn, để tự do giết chết đống loại của
mình. Thật là “Đỉnh cao trí tuệ của loài người”.
        Xác người rã ra chỉ còn lại hình hài bộ xương với cái đầu lâu bất động. Mùi hôi thúi xông lên nồng nặc dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè Quãng Trị, tạo ra
mùi tanh khen khét thật là khó thở. Những oan hồn hình như còn đang tức tưởi đâu đây. Thật sự tôi cảm thấy bần thần trước cảnh tượng hải hùng nầy. Có lẽ tôi
không đủ từ để diễn tả hết hình ảnh của “địa ngục trần gian” nầy mà người dân Việt Nam tôi phải gánh chịu. Tôi như nghẹn tắt ở cổ. “Nhân danh ai ? ,Chủ nghĩa gì
?” mà nỡ giết chết đồng loại và nhân dân của mình một cách dã man như thế. Tôi tự hỏi Lê Duẫn (tên vô học phu tàu hỏa) sao quá ác độc, nhẫn tâm giết chết
người dân Quãng Trị cùng quê hương với mình?. Có phải đây là cuộc Cách mạng để giải phóng quê hương thoát cảnh đọa đầy hay đây là tội ác của loài thú dữ.
Tôi muốn kêu lên “Trời ơi ! Dân tộc tôi sao quá đọa đầy như thế nầy” Địa danh nầy. Quãng đường kinh hoàng nầy sẽ mãi mãi ghi vào lịch sử, tội ác do người Cộng
Sản gây ra cho chính dân tộc của mình.( Câu nói: “ Vô sản không đáng sợ bằng vô học” thật không sai).
          Phi báo cáo là đã đến bờ sông Thạch Hãn, Anh còn “cao ngạo” báo cho tôi biết, Anh đã bước xuống dòng sông để rửa sạch lớp “bụi đường” còn bám sau
những ngày mãi mê đánh đấm. Tôi báo cáo tình hình cho Sông Lô và ra lệnh cho các Trung đội để lại toán phục kích rồi trở về vị trí đóng quân của Đại đội.
          Sau một ngày yên lặng không chạm địch làm tôi có chút lo lắng. Trời chiều, bóng đêm từ từ phủ đầy khu vực đóng quân của tôi. Bóng đêm thực sự đồng lõa
với tội ác, và sự sợ hải. Bóng đêm đã mang đến nhiều nổi kinh hoàng và sự chết chóc cho người dân miền Nam hằng đêm. Tôi ra lệnh cho các Trung đội báo động
mục đích là để cho binh sĩ nhận rõ những gì trước mặt mình trong bóng tối. Mọi vật chìm trong yên lặng.
         Có phải sự ngột ngạt của mùa hè oi bức hay là trách nhiệm đang đè nặng trên đôi vai tôi đã làm tôi không tài nào chợp mắt. Tôi mênh mang suy nghĩ. Khóa
tôi ra trường đúng vào lúc Tết Mậu Thân đợt 2. Thật bất ngờ vì lần đầu tiên binh chủng Nhảy dù chọn 60 Sĩ quan tình nguyện về  binh chủng. Sau khi mãn khóa
nhảy dù chúng tôi được chia đều về 9 Tiểu đoàn tác chiến. Nguyễn an Toại, Đoàn bá Phụ và Tôi về Tiểu đoàn 7 ND, Toại và Phụ lần lượt giải ngũ chỉ còn lại mình
tôi.( Hiện nay Toại còn ở Việt Nam, Phụ đã định cư ở miền Nam Cali và đã mất sau cơn bệnh nặng). Bạn bè tôi tình nguyện về Nhảy dù đã lần lượt ra đi. Hạnh về
Tiểu đoàn 3 ND là người ra đi đầu tiên trong khóa ở chiến trường Tây ninh. Kế đến là Đứng rồi Sanh Tiểu đoàn 8 ND ở căn cứ 6 vùng Dakto Tân cảnh và còn
nhiều bạn bè khác nữa mà tôi không biết hết cũng đã lần lượt ra đi. Phạm Đồng Tiểu đoàn 3ND đã bị thương nặng trong trận chiến đẩm máu của mặt trận Tây
Nguyên có lẽ đang chờ giải ngũ. ( Hiện đang định cư tại Denver).  Một số đã thuyên chuyển về Pháo binh Nhảy dù như Khải ( Khải hô) và Trịnh công Danh. (Sau
nầy khi đi ở tù Cộng sản tôi gặp lại Khải hô, Hắn vạch bụng ra và kể rằng : “Trong thời gian ở mặt trận An lộc, hắn bị thương rất nặng  cần phải giải phẩu ngay,
không phương tiện tản thương vì thế hắn được Bác sĩ “mổ sống” mà không có một giọt thuốc mê nào và may lại bằng chỉ bao cát”. Những ngày An lộc nằm trong
địa ngục, hấp hối vì bị Cộng sản bao vây. Thật là kỳ diệu. Tôi bảo là: “số mầy sẽ không bao giờ chết vì Tử thần đã chê mầy rồi”. Hiện tại Khải hô đang định cư ở
Bắc Cali. Riêng Danh tôi gặp lại ở Mỹ, Hắn kể những ngày khói lửa ở đồi Ngọc Tú vùng Tam biên Tân Cảnh.  Hắn đi Tiền sát cho Tiểu đoàn 9 ND. Khi rút quân
ra khỏi vùng hoạt đông bị lọt vào ổ phục kích của địch nên bi bắt mãi đến 1973 mới được trao trả. Hiện tại đang định cư tại vùng Tampa Bay Florida. Vẫn “Hào
phóng và Mê gái” như ngày nào. Hiện tại đang vui thú với cây kiểng cùng với họ hàng Cognac). Bạn bè tác chiến còn lại có thể đếm được trên đầu ngón tay. Đinh
văn Tường (Tường cao) ở Tiểu đoàn 9 ND và Hồ Tường Tiểu đoàn 5 ND, Minh (Minh lùn) ở Tiểu đoàn 8 ND, giờ nầy có lẽ cũng đang tả xung hữu đột trước kẻ
thù.( Tường cao hiện tại định cư tại Tiểu bang Origon, Hồ Tường ở Tiểu bang Philladenphia, còn Minh ở Canada).
      Tôi nhìn qua Lành nằm yên không biết Anh có ngủ được không?. Thường ở những nơi nguy hiểm, tôi bảo Tiền sát ngủ cạnh tôi để kịp thời khi cần. Trong trận
chiến, nhất là đối với binh chủng Nhảy dù, sự rủi ro chết chóc làm sao tránh khỏi, nhưng tôi nghĩ nếu cấp chỉ huy có cái nhìn “nhậy bén” một quyết định “kịp thời,
đúng lúc” thì sự thiệt hại sẽ ít đi. Điều nầy thật sự đã ám ảnh trong cuộc đời binh nghiệp của tôi rất nhiều.
     Sau hơn một tuần kể từ ngày đơn vị tôi vượt sông Mỹ Chánh tiến vaò cổ thành Quãng Trị, Đại đội đã mất đi một số binh sĩ và một số Hạ sĩ quan nòng cốt thâm
niên từ trận Đồng Xoài như Trung sĩ Châm ( Anh chết cùng với tổ đại liên khi Đại đội tôi vượt sông Nhung). Kế đến Thượng sĩ Phái, Ông là Thường vụ Đại đôi
(Ông chết vì đạn pháo kích 130ly của địch khi dẫn toán binh sĩ về Tiểu đoàn lảnh tiếp tế). Chính Đích thân Khôi Nguyên báo tin nầy cho tôi biết. Thật tình tôi cảm
thấy thẩn thờ trước tin buồn nầy. Nhớ những ngày đầu về đơn vị, Ông là Trung đội phó Trung đội 4. Tuổi lính của Ông gần bằng tuổi đời của tôi vì thế tôi thường
gọi Ông bằng “Bố”. Ông gần gủi đơn vị nhiều hơn gần gủi với gia đình.Cách đây mấy ngày. Tôi còn nhớ khi tiến vào Quãng Trị, Đaị đôi chạm địch. Ông còn quanh
quẩn bên tôi để đốc thúc canh chừng bảo vệ cho tôi.. Tấm lòng cuả Ông đối với tôi, Tấm lòng của một thuộc cấp đối với cấp chỉ huy của mình, làm sao tôi không
xúc động hay có thể quên Ông được. Ông mới chính thực là người lính gìa suốt đời tận tụy với nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó. Ông đã hy sinh hơn nữa cuộc đời
của mình cho đơn vị cho binh chủng. Thật đáng kính trọng. Một số binh sĩ như Hạ sĩ Chánh, Hạ sĩ nhất Hoàng, Binh nhất Anh và một số Binh sĩ khác mà tôi đã
quên tên cũng đã vĩnh viễn ra đi. Trong số đó, có một số đã cùng tôi vào sanh ra tử khi tôi còn làm Trung đôị trưởng thì làm sao lòng tôi không xót xa thương tiếc
được
       Dòng tư tưởng tôi bị cắt đứt qua báo cáo của Trung đội có tiếng “cua đồng” tôi bước ra khỏi hầm, đúng thật là tiếng xe cơ giới hay chiến xa đang di chuyển 
từ hướng Tây Hải Lê, thôn Đá Đứng. Tôi gọi Lành xin pháo binh bắn vào mục tiêu mà tôi đã tiên liệu. Sau nhiều tràng bắn hiệu quả tiếng xe di chuyển yên lặng, rồi
lại tiếp tục, pháo binh tiếp tục bắn lại, cứ thế qua nhiều đợt cho đến trời sáng.
     Tình trạng nầy lại tái diễn đêm kế tiếp. Tôi báo cáo toàn bộ tình hình cho Sông Lô biết rõ và nhận định rằng: Đây là con đường huyết mạch tiếp tế cho toàn bộ
đơn vị địch đang ở phía nam qua động Ông Đô (hiện tại địch còn đang chiếm giữ) . Ở đây là đầu nguồn của sông Thạch Hãn muà khô dòng sông cạn rất thuận lợi
cho việc di chuyển tiếp tế bằng xe cơ giới. Tôi đề nghị Sông lô sẽ bung rộng xa về hướng Tây qua Hải lê và thôn Đá Đứng. Sông Lô đồng ý. (Hiện tại Sông Lô
đang ở vị trí tuyến xuất phát cùng với Hải Đăng vì từ cao độ nầy ta có thể quan sát tỗng quát thôn Nhủ Lê).
     Sáng sớm ngày hôm sau tôi hợp các Trung đội trưởng nói rõ ý định và tiên đoán rằng trước sau gì địch cũng sẽ tấn công vị trí đóng quân của ta vì chúng ta đã
chận vào “yết hầu”, vào con đường huyết mạch của chúng, vì thế bằng mọi gía chúng phải bứng ta ra khỏi vị trí nầy cho bằng được. Để được an toàn Đại đội cần
phải bung rộng về hướng Tây. (Phòng thủ tức là tấn công).
     Tôi xử dụng hai Trung đội làm nổ lực chính lấy sông Thạch Hãn làm chuẩn bung rộng về hướng Tây. Vừa vượt qua thôn Nhủ Lê thì chạm địch nặng. Trung đội
1 có một tử thương ngay loạt đạn đầu đó là Hùng một tân binh vừa mới tăng cường chiều hôm qua. Tôi không bao giờ quên được gương mặt của em, Hùng rất trẻ,
lanh lợi, tự xưng mình là “Hùng tây lai” đòi xin về Trung đội tác chiến cho bằng được. Giờ đây chắc em đã toại nguyện rồi ! Lòng tôi se thắt. Hùng còn quá trẻ nếu
không có chiến tranh, em hãy còn vui chơi với bạn bè, người thân. Chiến tranh sao tàn nhẫn quá !. Địch bắt đầu pháo kích từ hướng bên kia bờ sông Thạch hãn
nhưng không chính xác. Sau đợt pháo binh, toán kinh binh Trung đội Phi chiếm được căn nhà ton đầu tiên vừa lúc đó tiếng Sông Lô gọi với vẽ khẩn cấp:
- Song ngư, hãy trở về vị trí đóng quân ngay.
    Tôi hơi ngạc nhiên nhưng với giọng nói của Sông Lô tôi cũng đoán được điều gì bất lợi cho tôi nên ra lệnh cho các Trung đội quây về vị trí đóng quân ngay lập
tức. Vừa vào vị trí đóng quân, tôi liền báo cho Sông Lô, được biềt địch xử dụng một đơn vị từ dãy đồi thông phía nam thôn Nhũ Lê vượt qua khoảng đồng ruộng
mục đích tấn công vào cạnh sườn và khóa đường về vị trí đóng quân  của Đại đội tôi. Tôi ra lệnh cho tất cả Đại đội báo động và đồng thời tiếp tục kéo hỏa tập
pháo binh của Sông lô đang bắn, chận thành tuyến cản về phía nam. Thấy không thực hiện được ý đồ, địch chạy ngược về dãy đồi thông, Sông lô theo dõi quan sát
rất rõ cho tôi biết, thật là may mắn nếu không có Sông Lô theo dõi phát giác kịp thời chắc đơn vị tôi gặp nhiều thiệt hại. 
       Sau ngày địch dở trò muốn nuốt trọn Đại đội tôi. Tình hình càng căng thẳng, tôi chuẩn bị sẵn sàng đón nhận cuộc tấn công của địch, chưa biết cường độ như
thế nào nhưng chắc rằng sẽ át liệt hơn. Tất cả những vũ khí chống chiến xa M72 và XM202 (4 nòng) cuả Đại đội tôi đang sẳn sàng chờ đón xe Tăng địch. Theo
đích thân Hồng Hà trưởng ban 3 của Tiểu đoàn (sau cùng Ông là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 5 ND) cho biết là lệnh trên vẫn tiếp tục giữ thằng Delta (Đại đội
74) ở lại. Tôi tự đùa chắc là các Đích thân nghĩ rằng thằng Delta, toàn bộ con cái của nó đã được uống thuốc “gồng” rồi. Thôi thì “Nhảy dù Cố gắng” vậy, hai tiếng
“Cố gắng” nghe sao có vẽ khiêm nhường, nhưng đó là “Quân lệnh sắt đá” là “Phương châm” cho tất cả những người lính Nhảy Dù phải “cố gắng” hoàn thành mọi
nhiệm vụ, dù khó khăn đến đâu khi cấp trên đã giao phó.
       Sự thay đổi đột ngột bất ngờ đến với tôi. Sông Lô ra lệnh cho tôi biết là Đại đội tôi rời vùng họat động, sẽ có đơn vị khác vào thay thế. Điều đặc biệt là không
bàn giao mà đơn vị mới tự vào vùng. Sau nầy tôi mới biết đơn vị đó là Biệt cách 81 vừa mới tăng cường từ mặt trận An lộc. Chiều ngày N+….Đại đội tôi đã trở lại
nhà thờ La Vang trời đã sẩm tối nên tôi tạm thời đóng quân trong một xóm nhỏ cách nhà thờ khoảng chừng 200 mét về phía Tây Bắc. Đây là một xóm  nhỏ, nhà
cửa đã đổ nát thành đống vụng ngỗn ngang, chỉ còn một hai cái, mái nhà vẫn còn nguyên vẹn nhưng bờ tường đã nghiêng ngã, loang lỗ những vết đạn. Từ đây đến
nhà thờ, phaỉ vượt qua khoảng ruộng nhỏ có bờ đê chạy vế hướng Tây thẳng đến chân đồi. Bên kia là khu nhà thờ xung quanh hoàn toàn đổ nát, có lẽ nơi đây đã
xảy ra những trân đành ác liệt giữa ta và địch cùng nắm trên trục tiến quân của Tiểu đoàn 11 ND.
Trời vừa hừng sáng. Qua một đêm thật yên lặng, bỏ lại những lo âu, căng thẳng hơn một tuần lễ ở thôn Như lệ, địa danh làm tôi khó quên, những ngày kế tiếp sẽ ra
sao? Thật là khó biết được!!! Dòng tư tưởng tôi vẫn mênh mang bỗng tôi nghe tiếng la to từ tuyến đóng quân của Trung đội 1 “Việt công ..Việt công” liền sau đó là
những tràng đạn XM16. Tôi liền chụp lấy ống liên hợp và được nghe báo cáo. Việt công đã vượt thoát từ trong tuyến đóng quân của Trung đội 1 chạy về hướng
nhà thờ. Điều nầy làm tôi hết sức ngạc nhiên vì khu vực nầy trước kia chúng tôi đã lục soát và thường ngày qua lại để lảnh tiếp tế. Tôi liền đến tuyến đóng quân
của Trung đội, được biết rõ đêm qua có 3 tên bộ đội trốn dưới căn hầm, có lẽ vì đại đội tôi đến bất ngờ qúa nên chúng không chạy kịp đành phải ở lại cho đến
sáng.
      Đây là điều “thú vị bất ngờ” trong cuộc đời nhà binh của tôi vì địch và ta cùng chung sống “Hòa bình” một đêm. Tôi tự nghĩ con người ta không phải dễ chết,
gần nữa Trung đội bắn đuổi theo 3 tên bộ đội mà chả hạ được tên nào cả. Phải chăng đó là niềm tin cho ta bám díu để có thể tiếp tục chiến đấu?. Tôi báo cáo mọi
diễn biến lên Tiểu đoàn và chờ lệnh. Sau đó Khôi Nguyên gặp tôi trên đầu máy và ra lệnh cho tôi đẩy một Trung đội sang lục soát khu nhà thờ.
      Vừa vượt qua khu đồng trống bung rộng về hướng Tây thì chạm địch nặng. Hỏa lực địch từ dãy đồi trọc ở hướng Tây rất mạnh. Qua vườn mít đã sơ xác trống
trải là khu nhà đổ nát. Địch tập trung ở đấy bắn ra dữ dội, vì thế trung đội Phi không tài nào nhúc nhích được. Tôi đang điều chỉnh những hỏa tâp tiếp cận nhưng vì
bắn qua đầu nên rất nguy hiểm. Liền sau đó tiếng Sông Lô trên đầu máy cho tôi biết sẽ cho 2 chiến xa M48 vào tăng cường. Sông Lô và toán mang máy ngồi xe
đầu. Tôi còn đang ở cánh phải nên không gặp trực tiếp Sông Lô được, tôi chỉ báo cáo trên máy về tình hình hiện tại và cho Sông Lô biết không thể tiến lên lúc nầy
được vì hỏa lực địch đang rất mạnh từ hướng chân đồi.
      Tôi không biết lúc đó Sông Lô đang nghĩ gì? Hay là cho tôi nhận định “tình hình địch” sai nên cứ tiếp tục cho chiến xa lù lù chạy thẳng tới. Vừa vượt qua toán
khinh binh của trung đội đi đầu liền bị ngay một qủa AT3 bắn ra từ hướng chân đồi, chiến xa trúng đạn bốc cháy dử dội, mất thăng bằng vì thế chiến xa bắt đầu de
loạn xạ hất tung Anh Ba (Ba lùn) mang máy rớt xuống đật, lúc nầy Chiến xa không còn định hướng được chạy chao đảo nên đã cán vào chân Anh, Anh phải cưa
mất một chân (Từ đó hổn danh Anh là “Ba cụt”).  Anh vượt biên, gia đình sống ở Nam Cali, hình như Anh đã mất vì bạo bệnh).
       Riêng Sông Lô bị thương rất nặng toàn thân, tay chân đều bị gẫy. Tôi báo cáo cho Khôi Nguyên xin tải thương thật gấp vì tải thương kịp thời nên Sông Lô đã
đuợc cứu sống (Sau nầy khi trở về đơn vị Ông giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 7 ND cho đến ngày cuối cùng thay cho đích thân Khôi Nguyên về nắm
chức vụ Lữ Đoàn Phó Lữ đoàn 3 ND).
      Đại đội tôi một số chết và bị thương trong đó có Thiếu uý Phi. Sau khi di tản thương binh xong trời đã tối, tôi đành phải đóng quân lại ở khu nhà thờ La Vang.
Sau một ngày đầy mệt mõi, nhưng lòng tôi vẫn bồn chồn lo lắng, Mục tiêu mà ngày mai tôi phải thanh toán đang yên lặng, chờ đợi. đầy thách thức đối với tôi. Tôi
cảm thấy còn hối tiếc vì đã để Sông Lô bị thương nặng như ngày hôm nay. Lòng tôi ngỗn ngang trong giấc ngủ nặng nề.
       Sáng sớm ngày hôm sau. Tôi gọi Trung uý Dũng ( Dũng là sĩ quan vừa mới tăng cường về đại đội tôi, hình như Anh từ bộ binh chuyển qua, hiện tại Dũng đang
sống ở Houton texas) Tôi tạm thời để Anh làm Trung đội trưởng trung đội 2. Tôi nói rõ ý định của tôi và ra lệnh cho Anh dẫn trung đội vòng về hướng Nam lợi
dụng những khu nhà đổ nát ẩn núp và cho toán khinh binh bám sát tấn công vào mục tiêu mà hôm qua địch đã tập trung, còn tôi điều động 2 Trung đội còn lại tấn
công theo hướng cũ để đánh lưà địch. Kế hoạch tấn công của tôi thành công, toán khinh binh trung đội 2 đánh bật được chốt mà hôm qua đã làm đại đội tôi thiệt
hại rất nhiều. Một điều làm tôi ngạc nhiên, hoả lực địch từ hướng chân đồi vẫn yên lặng, có lẽ là địch đã rút lui. Tôi tiếp tục bung rộng về hướng tây, y như tôi phỏng
đoán địch đã rút lui để được an toàn nên chúng để lại chốt thí. Địch bỏ lại nhiều loại vũ khí có cả 37 ly phòng không , súng cối 61ly, 82ly, giàn phóng AT3 và rất
nhiều quân dụng, có lẽ đây là cấp Trung đoàn mà địch đã ém quân ở đây từ lâu. Địch đã lợi dụng yếu tố nghi binh, ém quân nơi trống trải vì thế ta không ngờ để
phát giác được.Tôi báo cáo toàn bộ cho Khôi Nguyên và xin thiết giáp vào kéo những vũ khí mà ta mới vừa tịch thu được.
     Tôi chọn được một góc nhà thờ chánh để đóng quân. Giờ đây tôi mới thật sự nhìn rõ ràng cảnh vật xung quanh khu nhà thờ. Khu Thánh đường, mái nhà đã
hoàn toàn sụp đổ. Bên trong ta có thể nhìn được cả một bầu trời xanh. Bàn ghế nơi khu làm lể gẫy vụng ngổn ngang, tượng Chúa vẫn còn.  Bước sâu vào trong mọi
vật tung toé đổ nát. Trong bầu không khí vắng lặng, tâm hồn tôi thật sự lắng đọng. Một mình đứng giữa khu Thánh đường rộng lớn. Tôi cảm thấy mình nhỏ bé.
Trong khoản không gian hoàn toàn yên lặng tưởng chừng như nghe được từng hơi thở của chính mình. Tôi cảm thấy lành lạnh rợn người như có điều gì linh thiêng.
Mặc dầu tôi không phải là người theo đạo nhưng lòng tôi muốn xin nơi Chúa một lời cầu nguyện “xin Chúa cho đơn vị con được bình an”. Điều đặc biệt gác chuông
và tượng Thánh Gía vẫn còn sừng sửng nguyên vẹn. Cảnh vật xung quanh nhà thờ hoàn toàn đổ nát trông thảm hại, riêng tượng Đức Mẹ La Vang vẫn còn đứng
nguyên như hứng chịu nổi đau khổ nhọc nhằn với người dân Quãng Trị.
       Đóng quân ở đây được vài ngày, Đại đội tôi phải di chuyển đến phòng thủ cho căn cứ Pháo binh ( xin lỗi vì đã quên tên vị pháo đội trưởng nầy) thật tình tôi
không thích đóng quân chung với mấy ông “súng to” vì dễ ăn đạn đại bác 130ly lắm (sáng, trưa, chiều, tối). Vào đêm thứ 2. Tôi nghe Chuẩn uý Lành tiền sát viên
pháo binh báo là đơn vị Biệt cách 81 vưà mới thay ta ở Nhủ Lê bị địch tấn công bằng “chiến xa”. Tôi nhìn đồng hồ lúc đó là 10giờ đêm ( xin nói rõ khi lực lượng
Biệt cách 81 tăng cường cho mặt trận Quãng Trị, Nhảy dù yểm trợ Pháo binh và cung cấp Tiền sát viên vì thế tôi biết được qua hệ thống Pháo binh). Tôi không
biết rõ diễn tiến trận đánh lúc đầu như thế nào nhưng khi tôi nghe thì tưởng chừng như tiếng kêu cầu cứu hoàn toàn thất vọng cuả Tiền sát viên:
- Gần lại 50 nhanh lên.. nhanh lên..
- Địch đã tràn ngập tuyến đóng quân.  rồi liền theo đó là:
- Xin bắn lên đầu tôi.
Đây là câu nói cuối cùng của Tiền sát viên mà tôi nghe được trên hệ thống liên lạc Pháo binh. Tôi biết đây là tình huống tệ hại nhất mà không còn sự chọn lựa nào
khác. Thật can đảm, đáng phục. Sau nầy tôi được biết, Đại đôi nầy là Đại đôi 2 do Đại uý Sơn chỉ huy (không biết có chính xác không?) khi chiến xa địch đã lọt
vào phòng tuyến còn cách hầm chỉ huy rất gần có lẽ địch không biết nên khi Pháo binh bắn lên đầu lợi dụng lúc ấy toàn bộ hầm chỉ huy thoát được ra khỏi phòng
tuyến, nhờ những đống rơm ẩn nấp an toàn nên chạy thoát được).
        Sáng ngày hôm sau, tiếng Khôi Nguyên trên đầu máy. Theo như lời Khôi Nguyên bên kia đầu máy, tôi ngầm hiểu ý muốn của các Đích thân hãy cho thằng
Delta và Nhủ Lê lại. Tôi nghĩ thầm Trời ơi! Sao lại là thằng Delta mà không phải là thằng Biệt cách 81. Khôi Nguyên lệnh tiếp cho tôi, nhiệm vụ chính của Anh là
phải tái chiếm lại Nhủ Lê, sau đó để cho lực lượng Biệt cách 81 vào tải toàn bộ tử thương mà họ đã bỏ lại và sẽ có lệnh tiếp cho Anh sau.
Tôi trả lời: - Tôi nhận rõ đích thân.
        
     Rời vùng Nhủ Lê (Địa danh đặc biệt khó quên). Đại đội tôi hoạt đông vùng phía Tây của nhà thờ La Vang tương đối nhẹ nhàng. Thật sự là để chuẩn bị cho cuộc
tấn công tái chiếm lại căn cứ vô cùng quan trọng về hai phương diện chiến thuật và chiến lược, đó là căn cứ Anne (địa danh Động Ông Đô). ( Còn tiếp ).                                                                                                             
SONG NGƯ
(Tiểu đoàn 7 Nhảy dù)
( Hồi ký nầy được ghi lại vào mùa hè
vùng Tampabay, Florida 2013)

Trở lại Nhủ lê lần nầy, lòng tôi có chút lo âu thật, nhưng đầy “tự tin” hơn vì chúng tôi đã biết rõ địa thế ở đây và
có lẽ điều nầy đối với tôi “Như Lệ chính là địa danh làm tôi khó quên được”. Lần nầy chúng tôi cũng xuất phát
từ nhà thờ La vang để đến Tuyến xuất phát. Khi tôi đến thì đích thân Hồng Hà (Võ trọng Em) đang điều chỉnh
những Phi tuần Fighter đánh vào mục tiêu Như lệ. Theo lời Hồng hà cho tôi biết Ông đã điều chỉnh hàng chục
Phi tuần đủ loại vào Mục tiêu.
Đúng thật giờ đây Như Lệ dưới mắt tôi đã loang lỗ từng khoảng trống trải. Từ xa nhìn vào hình như có một
chiến xa địch còn nằm trên phòng tuyến của ta, nhìn thật kỹ có lẽ chiến xa nầy không còn hoạt đông được nữa
  Sau phi tuần nầy. Tôi bắt đầu vượt tuyến xuất phát. Tôi vẫn sử dụng lối tấn công như lần trước vì quen thuộc
địa thế nên chúng tôi di chuyển rất nhanh. Lần nầy tôi sử dụng lối tấn công bất ngờ nhanh nhẹn. Lợi dụng yếu tố
những phi tuần không quân vưà mới oanh kích chúng tôi đã chiếm trọn mục tiêu mà không có sự kháng cự nào
của địch cả. Hai trung đội đầu đã chiếm trọn vị trí đóng quân của đại đội Biệt cách 81. Tôi báo cáo toàn bộ tình
hình và số lượng tử thương mà đại đội biệt cách còn bỏ lại cho Khôi Nguyên và đồng thời bung rộng ra khỏi
phòng tuyến. Địch đã rút lui và bỏ lại một chiến xa trên phòng tuyến của ta, chiến xa đã bị đứt xích có lẽ do
pháo binh ta bắn trúng. Gần một tiếng đồng hồ sau đơn vị Biệt cách 81 vào, Khôi Nguyên ra lệnh cho tôi bàn
giao lại cho đơn vị nầy và rời vùng ngay. Lòng tôi thật sự nhẹ nhỏm qua một ngày cơ thể rã rời.
Mặt nầy thuộc Trung đội 3 do Trung sĩ nhất Xe chỉ huy mặc
dầu anh là Hạ sĩ quan thôi nhưng Anh là con gà cứng cựa của
Đại đội tôi. Anh đã dầy dạn trận mạc từ Đồng Xoài, Liên Kết
81, Phú Thứ, và tết Mậu Thân vì thế tôi rất tin vào khả năng của
Anh ta.Nhưng điều bất hạnh, Anh đã hy sinh sau nhiều đợt tấn
công biển người của địch.
           Trong tình thế nầy, tôi bảo Khâm kéo sát pháo binh vào
tuyến nữa. Có lúc tưởng chừng như những quả đạn rơi vào tuyến
đóng quân của tôi và ra lệnh cho Trung đội 2 bung rộng về bên
trái trám phần tuyến của Trung đội 3 và đồng thời ra lệnh cho
Trung đội Phi để lại một toán nhỏ còn lại toàn bộ Trung đội kéo
về Đại đội ngay. Khâm gan lì, bình tĩnh điều chỉnh từng quả đạn
rớt chính xác vào mục tiêu. Địch vẫn tiếp tục tấn công nhưng
cường độ giảm đi vì những tràng pháo binh “liều lĩnh, chính xác”
của ta, một số địch dạt ra ngoài có tên cố bám vào, vừa đến
tuyến là bị quân ta “sơi tái”, 15 phút sau đó Trung đội Phi về
đến. Tôi chỉ Phi bung rộng trám toàn bộ tuyến trung đội 3, Trung
đội đã phải cận chiến và nhanh chóng đẩy địch ra xa phòng
tuyến.
           Sau 2 tiếng đồng hồ quần thảo địch cố tình nuốt trọn Đại
đội tôi, nhưng chúng đã lầm to cho đơn vị Nhảy dù giống như
những đơn vị khác dễ dàng “sơi tái” và quên rằng với ý chí và
lòng quã cảm của người lính Nhảy dù chưa một lần thất bại
trước kẻ thù cùng vơí lối xử dụng Pháo binh “Cao bồi, gan dạ và
chính xác” của những thiên thần sát cộng.
Back
Next