Copyright © 2014 by "GĐMĐVN/HN"  ·  All Rights reserved  ·  E-Mail: nhayduflorida@live.com | dacsanmudo@gmail.com
Suite 101, 1220 West Market Street
Wilmington, Delaware  U.S.A. 19901
Tel: 1-302-123-7777
GIA ĐÌNH MŨ ĐỎ VIỆT NAM HẢI NGOẠI
ĐẶC SAN MŨ ĐỎ
ÑAËC SAN MUÕ ÑOÛ
670 South Federal Blvd
Denver, CO 80219

Tel: (720) 231-8344, Fax: (303) 936-8570
Email: dacsanmudo@gmail.com
Chiếc Mũ
của Anh
Tiếng ầm thật to,đập mạnh vào khung cửa kiếng phòng ngủ, đã làm Thoa giật mình, nàng ngồi bật dậy không kip xỏ chân vào dép ,Thoa chạy vội đến bên cửa sổ ,vén
màn  nhìn ra sân sau ,xem việc gì đã xãy ra, thì ra, một cành cây to trụi lá, đã che kín hết cã cánh cửa sổ, Thoa thở phào nhẹ nhỏm, nàng nhủ thầm may quá kiếng
không bể, nếu không thì lại tốn tiền. Bước ra khỏi phòng, Thoa mặc vội chiếc áo khoát có mũ trùm đầu, nàng mở cửa bước ra sân sau. Gió quá mạnh thổi thốc vào
mặt nàng lạnh buốt, bầu trời trắng đục như bông gòn, có lẽ tuyết cũng sắp rơi, chiều hôm qua Thoa có xem dự báo thời tiết trên TV, đã dự báo là tuyết sẽ rơi vào hôm
nay, và ở vùng Springfield nầy có lẽ tuyết sẽ phủ mặt đất  từ một tới ba inches, thật ra vài ba inches tuyết đối với dân Virginia nầy thì có gì đễ mà lo, thường thì vào
những muà đông trước, tuyết phủ từ đầu gối trở lên, cũng là chuyện thường mà thôi.....Thoa khom người xuống, cố sức kéo cành cây ra xa bờ tường ,đễ những nhánh
nhỏ của nó không cọ sát vào cửa kiếng, cành cây không to mấy, nhưng sao mà nó nặng quá, Thoa nghĩ có lẽ vì cành cuả nó xum-xê, dầu là đã truị hết lá, nhưng cành
vẫn còn tươi, ráng hết sức, nàng chỉ dời nó xa vách tường chừng hai thước mà thôi, Thoa đứng thẳng người lên, nhưng nàng cãm thấy chiếc lưng như không chịu
thẳng mà lại đau thắt thật khó chịu Thoa tự nói với mình  “ Có lẽ mình đã già rồi, cành cây chỉ to bằng bắp chuối mà cũng kéo không nổi nữa, thôi đễ bửa nào kêu
thằng Tâm lai dọn cho gọn ghẽ..”Đão mắt nhìn quanh khu vườn, bên gốc trái sân, giàn bầu trơ trọi những dây leo màu nâu sẫm, đám rau sống mới xanh mướt hôm
nào giờ xám đen trông thật thê-thảm, tuy vây chỉ vài tháng nữa thôi, khi muà xuân đến chúng lại đâm chồi nẩy lộc và lại xanh mướt, cây cỏ còn có chu kỳ để hồi sinh,
nhưng con người thì không bao giờ có thể lấy lại được ngày hôm qua, chớ đừng nói đến tuổi xuân .....Thoa thở dài nhè nhẹ, xoa hai tay vào nhau cho ấm và bước vào
nhà. Thoa vói tay gở tờ lịch Tam tông miếu,chỉ có loại lịch nầy, mới ghi rõ ngày tây, ngày ta và còn dặn dò nhiều điều úy kỵ, nên năm nào Thoa cũng tìm mua cho
được, ít ra nó cũng được Thoa nhân cách hoá cho nó thành một người thân tín trong nhà, đễ nhắc nhở nàng những ngày, giờ cần phải kiêng cữ, dầu biết đó là một vấn
đề mà nhiều người không thích, hay cho đó là dị đoan nhưng đối với Thoa thì cứ có khiêng thì có lành .Nhìn vào phần ghi ngày ta của tờ lịch, thì ra chỉ còn hơn hai
tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán. Đối với người Việt chúng ta thì cái Tết là một ngày thật trọng đại đánh dấu cho một năm mới bắt đầu đễ hy vọng. Thoa còn nhớ,
trước ngày miền nam bị Công-sản xâm chiếm, ngày Tết của người dân miền Nam rất xa-cầu-kỳ, nhà nhà đều rực rở, nào Mai vàng nào cúc Đại đoá. Trái cây chưng
trên bàn thờ thì toàn là những thứ đễ tượng trưng cho sự giàu sang sung túc. Như trái hồng, trái đào biểu tượng cho sư giàu sang, còn trái quýt thì quấn-quít đầm-ấm,
trái sung cho sung túc mọi thứ, mọi việc đều chuẩn bị thật chu đáo đễ sang năm mong lộc, phúc sẽ dồi dào hơn. Nhưng ngược lại từ sau cái Tết 1975 trở đi người dân
miền nam đã bị bóc lột đến tận xương, tận tủy, người ta không còn dám mơ ước đến giàu sang nữa mà chỉ mong có đủ ăn mà thôi, cho nên ngày Tết, mọi người đều
rũ nhau chưng bốn loại trái cây, biểu tượng sự mơ ước của đa số dân miền Nam là trái mãng cầu, trái dưà, trái đu-đủ và trái xoài ( cầu vưà đủ xài ) càng nghĩ Thoa
càng thấy xót-xa cho một đất nước từng được gọi là Hòn ngọc Viễn-đông, mà giờ đây, ngươì dân chỉ cầu mong cho được đủ xài mà thôi. Đó là nổi niềm đau thương
cuả những người còn kẹt lại dưới tay bọn Cộng-sản. Nhưng đối với Thoa nói riêng hay đối với người Việt lưu vong, nói chung, có lẽ Tết đến sẽ mang cho mọi người
một cãm giác chua xót vì phải đón Xuân ở xứ người, dầu nơi đây mọi người đều dư ăn, dư mặc, nhất là những người sống ở miền đông bắc Hoa-kỳ nầy, thường đón
Tết trong  cái  lạnh cắt da, cắt thịt và tuyết phủ trắng xoá ngoài đường....Thoa đến bên bàn thờ trên chiếc kệ nhỏ hai từng, phần trên là bàn thờ Phật,  từng dưới là
bức ảnh bán thân của anh, bức ảnh mà nàng phải cắt ra từ tấm hình anh chụp chung với nàng và thằng Tâm đứa con trai duy nhất cuả anh và Thoa, vì chỉ có bức ảnh
đó, anh mới có chiếc mũ đỏ trên đầu mà thôi, chiếc mũ mà anh đã tôn sùng từ khi còn là sinh viên trường luật. Đang học năm thứ hai, thì phải dang dở vì lệnh động
viên, anh cũng không lấy gì làm buồn, anh thừa hiểu, đó là nhiệm vụ cuả người thanh-niên trong thời chiến, khi cần phải bảo vệ cho một chính nghĩa, thì sự hy-sinh sẽ
có một giá trị tuyệt đối.......Nhìn bức ảnh cuả chồng Thoa nghe như tim mình bị bóp nghẹt, đau một cách lạ-lùng không thể nào diễn tả được. Bên cạnh bức ảnh là
chiếc mũ đỏ của anh, chiếc mũ đã theo anh suốt cuộc đời chinh chiến ..Phần trên đỉnh cuả chiếc mũ Thoa đã gài chặt chiếc Huân-chương trên đó, nếu Thoa nhớ
không lầm , dường như anh đã nói với nàng, đó là cái Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu, thật ra Thoa chẳng hiễu rõ cho lắm, là khi nào, và như thế nào, thì
ngươì lính chiến sẽ nhận được Huân chương Anh dũng bội tinh, nhưng nhìn vẽ trang trọng, và nét mặt tràn đầy sự hãnh diên của anh, khi trao cái Huân chương ấy
vào tay nàng  là Thoa đã ngầm hiễu, là nó rất đáng trang-trọng .....

   Đó cũng là ngày anh vào trại tù của bọn Cộng sản VN. Trước khi rời khỏi nhà, anh một tay ôm chặt thằng Tâm tay kia anh cầm chiếc mũ đỏ và chiếc Huân-
chương đặt vào tay Thoa, nàng đã giữ chặt chúng trong lòng hai bàn tay nhỏ của mình, ngước lên nhìn anh đễ đón nhận những lời anh dặn dò, Thoa còn nhớ rất rõ,
nàng đã không một chút lo-sợ, mà trong lòng lại còn hớn hở nửa, vì nàng tin tưởng rằng, sau 10 ngày đi cãi tạo xong, là gia-đình nàng sẽ thật thoải-mái, cùng xum-họp
đễ làm ăn, sinh sống vì đất nước đã không còn chiến-chinh. Nhưng ngược lại, anh thì lại khác hẳn với nàng, anh thật buồn, nét đăm chiêu hiện rõ trên khuôn mặt, một
chút gì lo-lắng, ảm đạm, mặt anh dường như tối hẳn lại. Anh choàng tay qua vai nàng siết thật chăt cã hai mẹ con nàng, trong đôi cánh tay rắn chắc cuả anh, mùi mồ
hôi ngay ngáy, nồng nàn cuả anh chui trọn vào mũi Thoa tràn ngập cã buồng phổi cuả nàng, Thoa cãm thấy như mình đang chơi-vơi khi anh thì thầm vào tai nàng  “
Chiếc mũ và cái Huân-chương nầy, là cã cuộc đời cuả anh đó, em hãy cất thật kỷ và sau nầy khi con lớn lên, em đưa cho nó và nói với nó, ba cuả nó là một Thiên-
thần Mũ-đỏ ......” lời nói của anh dường như khó-khăn và đứt quãng, Thoa ngạc-nhiên đẫy nhẹ anh ra ,nàng hơi lớn tiếng “Anh nói bậy gì đó, mười ngày nữa anh về,
mình sẽ về Cần Thơ thăm má, coi chừng má sẽ bắt anh ở dưới làm vườn với má luôn đó ...” Anh không trả lời Thoa, chỉ choàng tay ôm chặt Thoa và thằng
Tâm.........
  Trong cuộc đời, có ai biết trước ngày mai sẽ ra sao !, Thoa cũng không ngoại lệ, nàng đâu biết ngày đó là ngày cuối cùng,  trong cuộc đời làm vợ, còn được nép vào
lòng ngực thương yêu cuả chồng.......Anh đã nằm xuống, trong nổi tức tưởi cuả một người lính tác chiến,người lính luôn ở tuyến đầu lăn mình trong lửa đạn vì an-vui,
hạnh phúc cho  người dân miền Nam, người dân biết yêu chính nghiã và thù ghét sự dối trá .... Ngày kho đạn Long Khánh bị nổ tung, Thoa đã gần như ngất đi, vì
trước đó một tuần nàng đã nhận được bức thư đầu tiên của anh, anh cho biết hiện tại anh đang ở Long Khánh,  còn thời gian tới thì không biết sẽ bị đưa đi nơi nào,
anh đã khéo léo nhắn với Thoa trong thơ, ngụ ý cho biết là thân tù cuả anh  chắc vô tận qua câu viết
“ Năm tới, thằng Tâm xong trung học chắc chắn anh sẽ về vớí mẹ con em.” Đọc thư anh Thoa đã buồn đến phát bệnh, thằng Tâm mới hơn một tuổi mà anh nói là
năm tới nó xong trung học, Thoa hiễu ngay là thơ anh đã bi kiễm duyệt thật chặt chẽ .... Sau khi kho đạn nổ, nàng có lên trại đễ hỏi han tin-tức cuả anh nhưng không
được ai trả lời cã .Nhìn những khoảng đất đen ngòm, vỏ đạn vươn vãi khắp nơi, nhiều bà mẹ và những người vợ trẻ như Thoa họ khóc lóc thảm thiết,  van xin những
tên vệ binh gát cổng cho biết tin về chồng con cuả họ. Những tên vệ binh nầy, với bộ mặt còn non choẹt  xương cằm bạnh ra, mà miệng mồm thật xấc láo, chúng dí
súng vào những người đến sát cổng và một tên hét to lên “Tớ đã nói rồi, hỏi mãi, cứ về nhà lấy ngày đó mà làm đám giổ đi, hiểu chưa, rỏ  khổ ” Thoa choáng váng
khi nghe câu nói đó,  bộ mặt thật cuả Việt công đến hôm nay mới lộ rỏ ra, thì ra chúng đã lừa gạt những người trí thức miền Nam  là đi học cải tạo ngắn hạn, chớ thật
ra là họ đã gài bẩy cho những người trí thức, tình nguyện bước vào trại tù chung thân khổ sai ...... Sau đó, bọn Việt công đã đễ cho chuyện chết chóc trong vụ nổ kho
đạn Long-Khánh lắng chìm trong im lặng, các bạn Thoa cũng có chồng trong  trại tù Long khánh cố lên xuống vài lần hỏi thăm  nhưng rồi cũng chỉ nhận được những
câu trả lời thật mất dạy và sự xua đuổi cuả bọn cán-binh mà thôi .....Vài tháng sau đó, Thoa nhận được một thơ báo tử. Họ cho biết là chồng Thoa đã chết, không
cho biêt ngày giờ và lý do cái chết. Đính kèm là tờ giấy xác định trả quyền công dân cho anh. Đau đớn đến tột cùng, Thoa dường như không còn thiết gì đến ăn uống,
nàng làm đơn xin nghỉ dạy, dầu nàng rất thương các học trò cuả nàng, nhưng tâm trí nàng gần như tê-liệt, mỗi khi nghĩ đến bọn ngươi vô tâm ấy, chúng đã  xem 
những người trí thức cuả Miền Nam,khi đã vào trại cải tạo, thì họ trở thành những tên tù khổ sai của chúng. Nên chúng đương nhiên cướp mất quyền công dân cuả
họ và khi nào họ nằm xuống như anh, thì chúng mới trả lại quyền công dân cho, thật đau đớn, Thượng đế còn cho con người ta quyền làm người, còn chúng là loại gì
mà lại có quyền cướp đi sự tự do của những người yêu quê hương,đất nước. Mỗi lần nghĩ đến anh khi chết không biết có được toàn thây hay không!, và chúng có
chôn cất anh tử-tế, hay vùi dập xác anh, như những con trùng con dế ....những ý nghỉ ấy cứ ám ảnh Thoa nàng gần như người mất trí, mẹ Thoa phải đem nàng trở về
nhà bà cho tiện viêc săn sóc .......

     Ba năm sau đó, Thoa hoàn toàn bình phục nàng thu xếp bán nhà và xin hồi hương về quê làm ruộng .....Thoa và con đã ra khơi, gian nan trên biển như bao ngươi
đi tìm tự do, lánh nạn Công sản ......Thoa và con nàng được một nhà thờ Tin-lành bảo lãnh, và lo thật chu đáo, cho đến lúc nàng có việc làm, có thể tự lực cánh sinh.
Tính luôn thời gian ở traị tỵ nan cho đến ngày được nhận vào Mỹ, con trai nàng cũng vừa tuổi vào trường tiểu học. Suốt thời gian ở traị tỵ-nạn Thoa đã cố học tiếng
anh và thực tập nói chuyện với nhân viên làm trong trai, cho nên khi đặt chân đến Mỹ, xin việc làm không là trở ngaị lớn cho người bảo trơ.Thoa đã được vào làm
trong tiệm bán quần áo và gia-dụng. Một lần Danny bạn học cùng lớp với Tâm đến nhà nàng làm bài tập và hai đứa nhỏ xem TV cho đến tối mẹ Danny đến đón nó
về, thì ra mẹ Danny cũng là người Việt lâu nay chỉ có ba Danny đưa nó đến chơi với Tâm. Dầu biết nó là con lai nhưng Thoa cũng không hỏi mẹ nó là người nước
nào, vì Thoa nghe nói ngươì Mỹ không thích người ta hỏi về đời tư của họ, trừ khi họ thích nói ra...... Từ lúc đó Thoa đã có thêm người bạn và chị Lan mẹ Danny đã
đề-nghị là sau giờ học, hai đứa nhỏ sẽ ở nhà chị làm bài và chơi với nhau, khi nào Thoa đi làm về thì ghé rước con. Chị Lan cũng cho biết là từ khi Danny chơi với
Tâm, nó học khá hơn, nên vợ chồng chị rất thương thằng Tâm...Đối với Thoa đó là một may mắn, vì từ bây giờ nàng không còn phải lo sợ bỏ con ở nhà một mình,
nếu có chuyện không may xãy ra, thì sở xã hội sẽ đến bắt con nàng đi ........

     Trong bất cứ cái lợi nào cũng có cái hại kề cận, đó là luật bù trừ mà người đời hay nói đến ......Trong suốt thời gian Tâm xong tiểu học, rồi trung học nó và Danny
luôn bên nhau, cho nên nó dần dà không còn muốn nói tiếng Việt nữa, Thoa đã cố hết sức, mua sách giáo khoa, chuyện cỗ tích dạy con đọc, nhưng dường như nó
không muốn đễ vào đầu, Thoa nói thì nó hiễu hết, nhưng khi trả lời thì nó nói toàn tiếng Anh, nếu cằn nhằn nó thì nó lãng đi nơi khác, vã lại Thoa có quá ít thời giờ với
con, so với giờ nó ở trường và ở bên nhà Danny .....

     Đã biết bao nhiêu lần nàng khóc bên bàn thờ chồng vì sự bất lực của mình. Cũng vì chén cơm, manh áo, vì lo nghĩ cho tương lai của con, ngoài việc làm ở sở Thoa
còn làm bánh bột lộc và bánh bò nướng, bỏ mối ở các chợ người Việt quanh vùng nàng đang cư ngụ, thu nhập cũng khá nên Thoa mới đủ sức mua căn nhà trệt và
miếng đất nho nhỏ nầy, nàng không muốn Tâm mang mặc cãm thua sút bạn bè nên đã cố gắng lo cho con thật đầy đủ trong suốt thời gian Trung học của nó.  Nhưng
bù lại, Tâm học thật giỏi và nó đã được học bổng khi vào đaị học, đó là niềm an ủi duy nhất mà nàng đang có ...... Còn một điều, mà biết bao lần Thoa muốn nói với
con, rồi nàng lại thôi, đó là cái chết uất hận của anh, Thoa muốn cho con hiểu, để nó hãnh diện về cha nó và biết thế nào là hận thù bọn Việt cộng tham tàn. Nhưng
mỗi lần muốn nói, nhìn nét mặt vô tư cuả con, Thoa lại thôi ,nàng sợ,nếu nói ra nó bực tức, nó uất hận., thì có ảnh hưởng đến việc học của nó không ?? cứ thế, rồi
ngày qua ngày, thời gian đã đi quá nhanh, con nàng đã lớn lúc nào nàng củng không hay ....... Bây giờ, mọi việc gần như đã muộn màng đối với nàng .....

     Khi Tâm xong Đại học, đã có công việc vững chảy, Thoa quyết định nói với con, trong ngày giổ cuả ba nó. Thật ra ngày Thoa dùng đễ cúng giổ chồng, đó là ngày  
cưới cuả nàng và anh, vì nàng không biết được chính xác ngày anh chết, Thoa không biết có phải anh chết ngay trong ngày kho đạn nổ, hay anh đã bị thương và chết  
sau đó .Những người cộng sản vô tâm ấy đâu cho nàng biết rõ, về cái chết và ngày chết cuả anh, và chính Thoa cũng không muốn nghĩ đến cái ngày kinh khủng đó  
nữa. Thoa quyết định dùng ngày cưới đễ mỗi năm nàng lại “hâm lại” kỷ niệm đám cưới cuả nàng. Mỗi khi cúng chồng, nàng thường ngồi bên mâm cơm, nhắc laị  
chuyện xưa và kể chuyện về con cho anh nghe.....Cơm nước xong Thoa bước đến bàn thờ lấy chiếc mũ và chiếc Huân chương đặt vào tay con trai, Thoa bắt đầu kể  
tỉ mĩ từ đầu đến cuối câu chuyện Tâm ngồi im lặng nghe ....Nghe xong nó không nói gì cã Thoa nhìn con và mong chờ giọt nước mắt thương tâm cuả nó ..... Nhưng  
Thoa đã phải ngạc nhiên trong đau đớn, khi nó đứng lên ôm choàng lấy nàng, như một che chở, một ủi an. Nó nói thật từ tốn bằng tiếng anh  “Má, con rất hãnh-diện  
về ba, con cũng rất yêu má, con cũng cám ơn má đã vất vã lo cho con thật đầy đủ. Nhưng chính con, cũng đã cố gắng làm tròn những ước mơ cuả má, là học thành  
tài, và còn phải học giỏi nữa, con đã làm xong. Con nghĩ má phải vui đễ sống, còn chuyện dĩ vãng hãy cất nó lại, má phải quên đi đễ còn bước tới .......”   Thoa ngồi  
chết lặng trên chiếc ghế, tai nàng dường như ù đi âm thanh hai chữ “go on “ của nó, nghe lùng bùng trong tai nàng, Thoa nhìn sững con ...Thằng Tâm đây, hay là một  
người Mỹ nào đó, đang đứng bên cạnh ôm vai nàng ...thì ra con nàng đã thật sự thành một người Mỹ, hay nói đúng hơn, nó là một người Việt đã mất gốc. Mà cũng  
phải thôi! nó đã lớn lên ở nơi nầy, nơi mà chính-phủ đã từng đem sinh mạng hơn năm mươi tám ngàn thanh-niên Mỹ bỏ xác trên đất nước Viêt  và biết bao nhiêu  
ngàn trẻ con Mỹ phải mồ côi cha, vậy mà họ vẫn còn có thể quên đựợc, và đã hai đời Tổng thống  Mỹ, sang thăm Việt Nam đễ mà quên đi, vì vấn đề kinh tế, hay  
chính trị mà Thoa không đủ sức để hiểu, Tâm con nàng,  cũng chỉ là một phần tỷ, trong số người Mỹ ấy mà thôi thì làm sao trách nó được .....Từ đó về sau Thoa  
không bao giờ nói gì về anh với Tâm vì nàng thừa hiểu có nói cũng vô ích mà thôi ..........

      Sau khi Tâm lập gia đình và có con, dường như nó hiễu chút ít về tình phụ tử, nó lui tới thăm viếng Thoa thường hơn, và thỉnh thoảng nó đến thắp nhang cho anh.  
Mỗi tuần nó đều đưa thằng Tony đến thăm nàng, căn nhà ấm và vui nhộn hẳn lên khi có tiếng trẻ con Thoa thường xưng bà nội  với Tony, hai tiếng mà Thoa thèm  
được nghe từ miệng đứa cháu đầu lòng . Nhưng chắc - chắn là nàng sẽ không bao giờ nghe được, ngoài tiếng gọi “Granma.” Vợ nó thỉnh thoảng mới ghé thăm Thoa,  
vài lần trong năm ,vào những ngày lễ lớn cần thiết có lẽ vì phép lịch-sự mà thôi .Vợ Tâm là người Mỹ gốc Hoà-Lan, laị một lần nữa gốc Việt trôi xa .......

     Thời gian như ngưng đọng lại Thoa không biết rằng nàng đã đứng sững trước bàn thờ chồng bao lâu, cuốn phim dĩ vãng cứ tiếp tục quay cho đến đoạn cuối đã trả  
Thoa về với hiện thực. Nàng vói tay lấy chiếc bao plastic trên bàn thờ chồng, phủi nhẹ cho lớp buị mỏng bay đi và mở ra. Cầm chiếc Mũ-đỏ trên tay, Thoa dí sát  
chiếc mũ vào mũi, nàng hít nhè nhẹ mùi mồ hôi ngay ngáy nồng nàn cuả anh từ từ theo cánh mũi nàng đi vào khí quãng và lấp đầy buồng phổi. Thoa vẫn còn nhận  
được trọn ven cãm giác lâng lâng của lần cuối cùng, khi nàng dựa sát vào ngực anh, trước giờ anh vào traị tù. Thật ra, đó chỉ là những ảo giác, mà trí tưởng tượng  
cuả nàng cố giữ lại và nó đang giúp nàng tìm lại trọn vẹn dư hương ngày cũ mà thôi ....Thời-gian đã trôi đi hơn một phần ba thế-kỷ rồi, thì mùi hương nào còn có thể  
tồn tại được ?? ....Thoa lại nghĩ đến lời con nói hôm nào, nàng tự hỏi con nàng đúng, hay nàng đúng ???.Nàng phải tự nhìn nhận là mình đã sai, một sai lầm không thể  
tha-thứ được, là nàng chỉ làm tròn bổn-phận của một người mẹ trong việc nuôi con ăn học cho thành người, nhưng phần rèn luyện, dạy dỗ đễ cho nó biết cội, biết  
nguồn, biết thương nơi chôn nhao, cắt rún , biết yêu quê hương và biết làm một người Việt Nam, thì nàng đã hoàn toàn thất bại. Chính nàng cũng đã quên câu “Dạy  
con dạy thuở còn thơ ......” thì cũng đừng đổ thừa cho hoàn cảnh, và chính Thoa cũng không cho phép mình được biện  minh..... Ép sát chiếc mũ cuả anh vào lòng  
ngực, Thoa ngước lên nhìn ảnh chồng, nàng thì thầm “Xin anh hãy tha thứ cho em, vì em đã không làm tròn lời hứa với anh, chiếc Mũ đỏ và Huân chương nầy cuả  
anh, sẽ nằm trên trái tim em, khi em từ giả cỏi đời..” Lời khấn nguyện đứt quãng, Thoa cãm thấy như mình không còn chút sinh lực, đôi chân từ từ khuỵ xuống,chiếc  
mũ bên tay trái vẫn ép sát vào ngực, bàn tay phải khẳng khiu như cành cây khô chống xuống sàn gỗ lạnh ...nước mắt nàng cứ tuôn rơị  ....Nếu có thể gom lại hết,  
những giọt nước mắt mà Thoa đã khóc cho nhớ thương, cho uất hận, cho lẻ-loi, cuả nàng trong bao năm tháng có lẽ đủ để cho chiếc mũ đỏ cuả anh trôi nổi bềnh-
bồng .......

     Ngoài sân gió vẫn rít lên từng cơn, những cành cây trơ trụi cũng oằn oại theo gió, như cảm thương, chia xẽ  nổi  đớn đau của người cô phụ, đang quỳ trước bàn  
thờ chồng, xin một lời tha-thứ......Tuyết cũng bắt đầu rơi  ....từng cánh.....từng cánh .... như những giọt nước mắt cuả Thoa đang lả chã rớt trên sàn gổ lạnh...........
                                                                                                 Mỹ-Lê.
 
Mỹ Lệ
Back
Next