Copyright © 2014 by "GĐMĐVN/HN"  ·  All Rights reserved  ·  E-Mail: nhayduflorida@live.com | dacsanmudo@gmail.com
Suite 101, 1220 West Market Street
Wilmington, Delaware  U.S.A. 19901
Tel: 1-302-123-7777
GIA ĐÌNH MŨ ĐỎ VIỆT NAM HẢI NGOẠI
ĐẶC SAN MŨ ĐỎ
ÑAËC SAN MUÕ ÑOÛ
670 South Federal Blvd
Denver, CO 80219

Tel: (720) 231-8344, Fax: (303) 936-8570
Email: dacsanmudo@gmail.com
Cựu Chiến binh phản chiến

Chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ
Ngày 1 tháng 2, 2014, nhằm mùng Hai Tết năm Giáp Ngọ, cũng là ngày tròn một năm TNS John Kerry trở thành Bộ trưởng ngoại giao thứ 68 của Hoa kỳ thay thế
bà Hillary Clinton.  John Kerry là cựu chiến binh Việt Nam, Thượng nghị sĩ, ứng cử viên của đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2004.

Xuất thân từ Yale, một đại học nổi tiếng của Hoa kỳ, năm 1966 John Kerry gia nhập ngành Trừ bị Hải quân.  Năm 1968 Kerry là trung úy chỉ huy Duyên tốc đỉnh ở
Việt Nam trong 4 tháng trời.  Sau khi trở về Hoa Kỳ, ông gia nhập và trở thành phát ngôn viên của Hội Cựu Chiến binh chống Chiến tranh Việt nam (Vietnam
Veterans Against the War - VVAW). 
Vào năm 1970-1971, cùng với cô đào phản chiến Jane Fonda, John Kerry phát động rầm rộ những cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam.    Tháng Tư 1971,
Kerry điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (The Fulbright Hearings), không tiếc lời chỉ trích chính sách Hoa Kỳ tại Việt Nam là nguyên nhân của “các tội ác
chiến tranh”.  Kerry cho rằng chiến tranh Việt Nam chỉ đơn thuần là một cuộc nội chiến, thay vì một phần của cuộc đấu tranh toàn cầu chống lại chủ nghĩa cộng
sản.  Buổi thuyết trình này đã ảnh hưởng không ít đến việc quốc hội Hoa Kỳ phủ quyết việc tiếp tục viện trợ vũ khí cho miền nam VN. 

Là con của một viên chức ngoại giao, John Kerry mang tham vọng chính trị từ khi còn là sinh viên. Đúng vào thời điểm dân chúng Mỹ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì
chiến tranh VN kéo dài, với mức tổn phí về tài chánh và nhân mạng mỗi ngày một leo thang, John Kerry đã tô bóng tên tuổi của mình trong vai trò phản chiến. 
Những hoạt động chống chiến tranh của John Kerry chẳng qua chỉ là phản ảnh tham vọng mà ông đã sớm vạch ra cho sự nghiệp chính trị của mình.  Nhờ tiếng tăm
ấy con đường quan lộ của ông cũng bắt đầu thăng tiến, ông trở thành phó Thống đốc Massachussetts và bước vào Thượng Viện từ năm 1985.  Với vai trò phản
chiến ông đã đóng góp không ít trong việc đưa đến sự thất bại của miền Nam VN trong cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của CS Bắc Việt. 
Tổng bí thư CSVN Đỗ Mười khi tiếp John Kerry tại Việt Nam vào năm 1993 đã tuyên bố: “... Đảng CSVN phải công nhận rằng những người phản chiến Mỹ
là một lực lượng tối ưu trong công cuộc phá hoại các nỗ lực của nước Mỹ nhằm yểm trợ chiến tranh tại Việt Nam, và đó cũng là một chủ lực đã đóng góp
thực thụ cho thắng lợi cuối cùng vào năm 1975...”
Trong cuộc họp báo ngày 4 tháng 5, 2004 tại Washington, D.C, ông Robert Elder thuộc Tổ chức Cựu Chiến Binh Giang Thuyền cho cuộc Họp Báo Chí Trung Thực
(Swift Boat Veterans for Truth Press Conference) cũng phát biểu: “Có một sự kiện là trong toàn thể cuộc chiến, chúng ta không hề thua một trận lớn nào. Chúng ta
thua cuộc chiến tại Mỹ, và chính tại Mỹ này, John Kerry là tư lệnh chiến trường.”

TT Obama có nhiều điểm tương đồng với ông Kerry.  Cả hai đều chủ trương tránh né một chính sách đối ngoại dễ gây căng thẳng có thể đưa đến chiến tranh. 
Trong chương trình 60 Phút “John Kerry: From Vietnam to Syria” của đài CBS hồi tháng 9, năm 2013, ông Henry Schuster, người tổ chức cuộc phỏng vấn với ngoại
trưởng Kerry đã kết luận: “Di sản từ những hoạt động phản chiến vẫn mãi còn tiếp tục và có lẽ sẽ luôn luôn đeo đuổi ngoại trưởng Kerry ...  Đó là một
phần của cuộc đời ông…”.
Có lẽ chính vì vậy, TNS John Kerry, người mang di sản phản chiến lớn nhất trong chiến tranh VN, đã là chọn lựa thích hợp cho chính sách đối ngoại của TT Obama
trong nhiệm kỳ 2.  Chính sách này phản ảnh bản chất của ông John Kerry, người đã từng bị lên án là phản bội đồng đội và chính đất nước của mình trong chiến
tranh VN.
             Hoàng Gia Viễn
(Tác giả viết riêng cho ĐSMĐ)
Chính sách ngoại giao do ông Kerry gánh vác đã gặt hái được gì trong năm qua?  Thế giới
đang chứng kiến những thay đổi, xáo trộn trong quan hệ bạn-thù và chiến lược xoay chiều của
Hoa Kỳ. 

Đối Với Nga
Trước hết người ta có thể nhìn thấy những thất bại ngoại giao thể hiện một cách cụ thể khi
Tổng thống Nga Vladimir Putin coi thường yêu cầu của Mỹ qua việc cấp quy chế tị nạn tạm
thời cho Edward Snowden, nhân viên của NSA (National Security Agency), người đã bị Mỹ
truy nã ráo riết vì tội tiết lộ bí mật an ninh quốc gia.
Sau những đe dọa trống rỗng, thu hồi hộ chiếu và xử xự một cách vụng về khi buộc máy bay
của TT Bolivia đáp xuống nước Áo vì nghi ngờ có chở theo Snowden, Hoa Kỳ đành nén bụng
để Nga cho Snowden hưởng qui chế tỵ nạn.  Hành động này của Nga đã làm bỉ mặt Hoa Kỳ,
như gáo nước lạnh tạt vào chính sách đối ngoại của TT Obama vốn đang chủ trương nồng ấm
với các quốc gia trên thế giới. 
Những tiết lộ động trời của Snowden về chương trình nghe lén thông tin điện tử qui mô của Hoa Kỳ đã làm cho mối quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu
châu rạn nứt trầm trọng.  Đây là một thắng lợi ngoại giao của TT Putin, chưa kể đến tin tức quốc phòng và tình báo mật mà Nga đã thu lượm được từ Snowden.
Trong khi Hoa Kỳ đang bị phân tâm vì những vấn đề Trung đông và bối rối với tình hình nội bộ, thì Nga đang cụ thể hóa chiến lược hướng về vùng Thái Bình Dương,
TT Putin đang thúc đẩy VN đàm phán Hiệp định Thương mại Tự Do (FTA-Free-Trade Agreement), xóa bỏ hàng rào thuế quan, ký kết những hợp tác kinh tế quan
trọng trong lãnh vực thành lập các liên doanh khai thác dầu hỏa và năng luợng nguyên tử. 
Châu Á Thái Bình Dương

Những nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hiện đang hoài nghi về sự cam kết trong chiến lược trở lại vùng này của TT Obama và tự hỏi liệu Hoa Kỳ còn
sẵn sàng và đủ khả năng thực thi những điều cam kết tại châu Á hay không?  Giữa lúc những biến chuyển về tình hình nội chiến Syria, Ai Cập, vấn đề nguyên tử của
Iran và giải pháp hòa bình giữa Do Thái - Palestine đang dồn dập xảy ra.
Hoa Kỳ đang tỏ ra bối rối trên sân khấu ngoại giao toàn cầu cho thấy nguy cơ suy yếu trong chính sách và chiến lược đối với vùng Châu Á-Thái Bình Dương.  Khu
vực mà TT Obama đã nỗ lực đặt làm trọng tâm trong chiến lược trước sự bành trướng của Trung Quốc.  Thêm vào đó, TT Obama còn đang bị mắc kẹt bởi khủng
hoảng chính trị tại Hoa Thịnh Đốn về trần nợ, rối bời với những trở ngại ngổn ngang của chương trình Obamacare và chóng mặt vì phải liên tục chống đỡ những đòn
tấn công tới tấp của đảng Cộng hòa.  

Trong khi đó Trung quốc và Nga bắt đầu đóng vai trò tích cực để củng cố vị thế của mình tại Thái Bình Dương, nỗ lực tham gia vào những hoạt động cấu trúc khu
vực, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).  Theo sau chuyến đi Hà Nội của Thủ tướng
Trung Quốc Lý Khắc Cường vào hạ tuần tháng 10, 2013, là chuyến thăm Việt Nam và Nam Hàn vào tháng 11 năm qua của TT Putin.  Hai chuyến công du này đã
cho thấy dấu hiệu ảnh hưởng của Mỹ tại Á Châu đang bị Nga và Trung quốc lấn át. 

Ngoài ra, phản ứng yếu ớt của Hoa Kỳ trước những rối loạn tại Ai Cập, tránh né việc dùng quân sự để trừng phạt Syria và nhân nhượng Iran trong thỏa thuận về
nguyên tử, là những mối quan tâm ngày càng sâu đậm của các đồng minh châu Á đối với Hoa Kỳ.  Các nước khu vực Thái Bình Dương thấy rằng, nếu việc tranh
chấp lãnh thổ và tài nguyên giữa Trung Quốc với các nước láng giềng quanh “cái lưỡi bò” ở Biển Đông có leo thang, thì việc khai triển lực lượng quân sự của Hoa
Kỳ để hậu thuẫn các đồng minh trong khu vực này chắc hẳn sẽ khó lòng xảy ra. 

Điều này còn rõ thêm khi những tranh chấp trong vùng biển Đông vẫn tiềm ẩn những đe dọa về quân sự và kinh tế thì cùng lúc đó, ngoại trưởng Kerry lại khẳng định
rằng Hoa Kỳ sẽ đứng ngoài mọi tranh chấp.  Ông tuyên bố: “Hành động của chúng tôi không nhằm kiềm chế hay đối trọng với bất kỳ nước nào trong khu vực này”. 
Còn riêng với Việt Nam, thì chỉ là vấn đề phụ trong chính sách của Hoa Kỳ.  Nhất là khi Hà nội ngày càng tỏ ra quy phục và gắn bó với Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc
Hiện nay Trung Quốc có khuynh hướng thay đổi chính sách đối với châu Á để các nước này sẵn sàng làm ăn với Trung quốc và tránh ảnh hưởng của Hoa Kỳ. 
Trong năm qua, Bắc Kinh đã thực hiện một loạt những hành động ve vãn ngoại giao với các nước trong khu vực Thái Bình Dương.  Ký kết các thỏa ước thương mại,
lập ra những kế hoạch chung với Brunei và Việt Nam đều nằm trong âm mưu này.  Vì một khi các nước trong vùng biển Đông được hứa hẹn chia sẻ lợi ích và lại
cảm thấy yên lòng trước sự đe dọa của Trung quốc thì chắc hẳn sẽ không cần xích lại về phía Hoa Kỳ.

Cuối năm qua thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thực hiện chuyến thăm viếng Việt Nam cũng không ngoài chủ trương đó.  Họ Lý đã thuyết phục Hà Nội rút
ra khỏi bất kỳ liên minh khu vực nào do Mỹ và Nhật chủ xướng nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á.  Chuyến đi này cho thấy Lý
Khắc Cường đã đạt được thành công ngoại giao đáng kể nhằm xoa dịu những căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước qua việc ký kết những hiệp ước mậu dịch,
hứa hẹn hợp tác và chia sẻ những lợi ích về tài nguyên trên biển Đông.  Bắc Kinh đang nỗ lực đẩy mạnh những hợp tác thương mại với Việt Nam và các nước trong
khu vục.  Việt Nam hiện nay là bạn hàng quan trọng của Trung Quốc.  Kim ngạch thương mại giữa hai nước hiện tăng nhanh với tốc độ trung bình khoảng 25% trong
mấy năm qua.  Tương tự như Việt Nam, các quốc gia Đông Nam Á ngày càng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về thương mại và đầu tư, điều này càng
gây thêm khó khăn cho Hoa Kỳ để bảo đảm cam kết chính sách với các đồng minh trong chiến lược kìm hãm Trung quốc.

Chuyến đi của Lý Khắc Cường tới Hà Nội còn phản ảnh chính sách của Bắc Kinh trong khu vực biển Đông với mục đích chia để trị.  Vì Trung quốc khăng khăng
cho rằng những nỗ lực đưa vấn đề Biển Đông vào bàn hội nghị đàm phán đa phương sẽ gây trầm trọng thêm tình hình.  “Đa phương” cũng có nghĩa là liên quan đến
sự can dự của Hoa Kỳ trong việc tranh chấp lãnh thổ, điều mà Bắc Kinh không hề muốn thấy.

Khi Hoa Kỳ xao lãng với trục chiến lược Á Châu, bối rối với những vấn đề Trung đông đang như mớ bòng bong mà ngoại trưởng Kerry cố tìm cách tháo gỡ, thì đây
là thời điểm thích hợp để Trung quốc âm thầm phát triển và hiện đại hóa quân sự.  Trong năm 2013 ngân sách quốc phòng của Trung cộng đã tăng tới 116 tỷ đôla,
hơn 10% so với năm trước, nhiều hơn cả chi phí quốc phòng của các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á gộp lại.  Đồng thời, Bắc Kinh cũng không ngần
ngại tăng yêu sách trong việc tranh chấp vùng bãi cạn Scarborough, cách Philippines 200 hải lý và nằm trong đặc quyền kinh tế của nước này.  Trung quốc còn ngang
nhiên lập ra “vùng phòng không” ở biển Hoa Đông, bao phủ cả quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật và vùng phòng không của Nam Hàn. Tất cả máy bay
đi ngang qua không phận này phải tuân theo các quy tắc của Trung quốc, nếu không sẽ bị hứng chịu những biện pháp phòng thủ, hoặc nói cách khác là sẽ bị bắn hạ.

Vấn Đề Trung Đông
Sau nhiều lần dọa dẫm dội bom xuống Syria, với mục đích xoa dịu dư luận và phản ứng của dân chúng Mỹ trước việc TT Bashar al-Assad xử dụng vũ khí hóa học
một cách vô nhân đạo, giết hại hàng ngàn thường dân vô tội, TT Obama tìm cách trì hoãn, dùng mọi phương cách để tránh phải dùng tới giải pháp quân sự.  Cơ hội
đưa đến khi Nga đề nghị với TT Assad giải tỏa vũ khí hóa học để đình chỉ việc Hoa Kỳ dội bom trừng phạt Syria.  Quyết định ngưng dội bom Syria của Hoa Kỳ, đã
khiến Ả Rập Saudi và Do Thái, hai nước đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ đã vô cùng thất vọng.  Và, rồi đây các quốc gia trong vùng Á Châu sẽ làm gì hơn
với sự đe dọa của Trung Quốc, ngoài việc nhượng bộ trước những yêu sách của Bắc kinh?

Tránh đi một cuộc đổ máu là một giải pháp hòa bình lý tưởng, nếu nó không đưa đến hậu quả tai hại sau này cho sự tín nhiệm vào chính sách và mức độ tin cậy của
các đồng minh Hoa Kỳ.  Sự kiện này cho các nhà lãnh đạo từ Châu Á tới Trung Đông thấy rằng, họ không thể đánh cá sự an ninh của quốc gia mình vào chính sách
ngoại giao xoay chiều và yếu đuối của Hoa Kỳ.

Và cũng với chính sách này, sau nhiều năm tháng dọa dẫm, thảo ra kế hoạch cho một cuộc không kích Iran để triệt hạ khả năng nguyên tử của nước này, đột nhiên
Hoa Thịnh Đốn tỏ ra hài hòa muốn thảo luận với Iran về chương trình phát triển bom nguyên tử.  Đây là phản ảnh một chính sách ngoại giao “thổi to bắn tịt” của Hoa
Kỳ, từ đây nó sẽ gửi đi một tín hiệu vô cùng nghiêm trọng và tai hại cho vấn đề nguyên tử của Bắc Hàn. Bình Nhưỡng sẽ dùng thủ đoạn câu giờ, cù cưa, ăn gian, nói
dối và chờ đợi cho tới khi Hoa Kỳ mệt mỏi và đi đến sự nhân nhượng. 

Trong những tháng cuối năm 2013, Hoa thịnh Đốn tỏ ra bối rối trước tình trạng giận dữ của những quốc gia đồng minh ở Trung Đông, bất bình với chính sách xoay
chuyển của Hoa Thịnh Đốn đối với những vấn đề Trung Đông.  Đặc biệt là ba đồng minh lâu năm và quan trọng là Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Do Thái.  Ả Rập
Saudi và Do Thái đều cực kỳ quan ngại về chính sách của Hoa Kỳ thay đối với Iran, kẻ thù truyền kiếp của cả hai, sau khi cùng với nhóm 5 cường quốc khác P5+1
(Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức), Hoa Kỳ đã thỏa thuận với Iran về vấn đề nguyên tử của nước này.   Kết quả đàm phán về chương trình vũ khí nguyên tử
của Iran coi như sẽ hợp pháp hóa tham vọng của Tehran và cung cấp cho họ phương tiện để tránh né các biện pháp trừng phạt của quốc tế.  Với thỏa thuận này, Iran
sẽ được giảm lệnh cấm vận để cứu gỡ nền kinh tế kiệt quệ của mình, đồng thời vẫn tồn trữ được những phân tố quan trọng trong chương trình nguyên tử và quyền
làm giàu uranium.

Do Thái cực lực phản đối thỏa thuận của 6 cường quốc đã ký với Iran hồi cuối 11 vừa qua.  Ngoại trưởng Do Thái Lieberman tuyên bố: “Thỏa thuận này là một
thắng lợi ngoại giao lớn nhất của Iran”.  Thủ tướng  Benjamin Netanyahu gọi đó là một “sai lầm lịch sử”.   Rồi đây Hoa Kỳ sẽ phải trả giá đắt trong quan hệ đồng
minh với Do Thái và Ả Rập Saudi về việc điều chỉnh lại chính sách với Iran.  Hoàng tử Bandar bin Sultan al-Saud, người đứng đầu cơ quan tình báo Ả Rập Saudi, đã
tiết lộ rằng, trong tương lai Saudi sẽ phải dần tách ra khỏi sự ràng buộc với Hoa Kỳ!  Vậy, Hoa Kỳ sẽ giải quyết ra sao mối quan hệ đồng minh lâu năm với Do Thái
và các nước khác trong vùng Vịnh?  Tương quan giữa những mối liên hệ ở Trung Đông thường phức tạp và ràng buộc với nhau.  Vấn đề nguyên tử của Iran luôn đi
đôi với giải pháp hòa bình Do Thái-Palestine và an ninh trong vùng Vịnh.  Vậy khi Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách đối với Iran phải chăng đã bỏ rơi mục tiêu bảo vệ
đồng minh Do Thái và sự an ninh của Ả Rập Saudi?

Kết Luận
Xoay chuyển chính sách ngoại giao từ châu Á-Thái Bình Dương đến Trung Đông trong năm qua đã có nguy cơ làm suy yếu vai trò cường quốc của Hoa Kỳ.  Đây là
triệu chứng của sự thiếu xót một chính sách đối ngoại nhất quán, hoặc ý thức yếu đuối của chính phủ Hoa Kỳ, bởi chính sách ngoại giao của Hoa Thịnh Đốn đang bị
chi phối bởi một cựu chiến binh mang di sản phản chiến nặng nề nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. 

Các nhà lãnh đạo ở Riyadh và Tel Aviv đã nhận được bài học cho họ thấy rằng, cần phải tìm ra một giải pháp chiến lược và một chính sách đối ngoại mới cho vấn đề
an ninh của chính họ để phù hợp với chính sách ngoại giao xoay chiều, đổi gió của Hoa Kỳ.  Các lãnh tụ đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á cũng có thể đi
đến một kết luận tương tự.  Với viễn ảnh này Nga và Trung Quốc hả hê, phấn khởi vì chắc chắn sẽ được thủ lợi.
Ông Dean Acheson bộ trưởng ngoại giao dưới thời TT Harry S. Truman, người đã đóng một vai trò trọng yếu trong việc xác định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đã từng tuyên bố: “Trong lịch sử thế giới, không ai từng sống sót lại cho rằng họ có thể bảo vệ tự do của mình bằng cách
không làm tổn hại một chút nào đến kẻ thù của họ.”. 

Chính sách hiện nay của TT Obama đặt trên nền tảng và nguyên tắc là tìm cách tránh né những đối đầu ngoại giao và đặc biệt là quân sự ở mọi nơi trên thế giới.  . 
                                                            Hoàng Gia Viễn                                                                 
                                                              Colorado, Mùa Lễ Tạ Ơn 2013
Back
Next