Copyright © 2014 by "GĐMĐVN/HN"  ·  All Rights reserved  ·  E-Mail: nhayduflorida@live.com | dacsanmudo@gmail.com
Suite 101, 1220 West Market Street
Wilmington, Delaware  U.S.A. 19901
Tel: 1-302-123-7777
GIA ĐÌNH MŨ ĐỎ VIỆT NAM HẢI NGOẠI
ĐẶC SAN MŨ ĐỎ
ÑAËC SAN MUÕ ÑOÛ
670 South Federal Blvd
Denver, CO 80219

Tel: (720) 231-8344, Fax: (303) 936-8570
Email: dacsanmudo@gmail.com
MỘT NGƯỜI BẠN MỸ
------------------------------------------------------o0o------------------------------------------------------
Thời gian học tại trường Colorado University of Boulder, Colorado (CU At Boulder) tôi quen với một người lính Nhảy Dù Mỹ thuộc Sư Đoàn 82 (All
American, or AA) trong lớp học văn chương  Anh của đại văn hào Shakespear nổi tiếng với câu nói “ To be or not to be?”  Khi anh ta biết tôi là cựu lính
Nhảy Dù Việt Nam bèn rủ đi uống bia để chuyện trò.  Trong câu chuyện anh ta hỏi nhiều về cuộc chiến tại Việt Nam  đặc biệt về phần những đơn vị Nhảy
Dù Mỹ tham dự  trong cuộc chiến.  Anh ta có vẻ ngưởng mộ Biệt Đoàn 162 Cố Vấn Nhảy Dù.  Qua một người bạn học khác, người này giới thiệu với tôi
ông Michael Marshall, một cựu Nhảy Dù thuộc Lữ Đoàn 173 Biệt Lập Nhảy  Dù Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam 1968 -1969.  Ông Michael Marshall đã
giới thiệu tôi với Chi Hội Rocky Mountain Denver, Colorado Nhảy Dù thuộc Hiệp Hội Đoàn 82 Sư Đoàn Nhảy Dù Mỹ (82nd  Airborne Division
Association).

     Hiệp Hội này  có nhiều  chi hội khắp nước Mỹ ở mỗi tiểu bang.  Chi hội Rocky Mountain là một trong bốn chi hội lớn nhất của Hiệp Hội Đoàn 82
Nhảy Dù với khoảng 320 hội viên của các tiểu bang Colorado, Wyoming, Kansas, Nebraka, Utah và Texas.  Hội viên gồm có các cựu chiến binh Nhảy Dù
thời Đệ Nhị Thế Chiến, Chiến Tranh Đại Hàn, Việt Nam, Panama, Grenada, Bosnia, Iraq và Afghanistan.  Hiệp Hội này còn gọi là  All American Airborne
(AA 82 Airborne Division) bao gồm luôn cả các cựu quân nhân Nhảy Dù thuộc Sư Đoàn 101, 11, 13 và 17.  Ngoài ra có cả Trung Đoàn 503 Nhảy Dù
thời Đệ Nhị Thế Chiến, Trung Đoàn 187 Nhảy Dù thời chiến tranh Đại Hàn.  Hiệp hội Đoàn 82 Nhảy Dù gồm luôn cả các cựu quân nhân Biệt Động
Quân (Ranger), Lực Lượng Đặc Biệt (Green Beret).  Chi hội cũng có hội viên thuộc Đoàn Cố Vấn 162 phục vụ cho Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam trong
cuộc chiến Việt Nam. 

     Sinh hoạt của chi hội Rocky Moutain thường  khoảng ba tới bốn tháng họp mặt nhau ăn uống gọi là “Airborne Dinner” tại các câu lạc bộ của cựu
chiến binh, ngoài ra còn bầu ban chấp hành, thảo luận chương  trình diễn hành vào các ngày lễ như “Chiến Sĩ Trận Vong, (Memorial Day), Cựu Chiến
Binh (Veteran Day) . . .  Là một hội viên của chi hội này, tôi đả gặp và nhiều lần trò chuyện cựu Thiếu Tá Cố Vấn Harry R. King, đã phục vụ tại Tiểu
Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam  trong những bửa cơm thân mật của các hội viên.  Cựu Thiếu Tá Harry King chỉ là một trong những thành viên của Biệt Đoàn
Cố Vấn 162 tuy nhiên tôi mến ông ta qua các lần trò chuyện vì ông tỏ lộ quí mến những người lính Nhảy Dù Việt Nam qua thời gian ông phục vụ tại Tiểu
Đoàn 1 Nhảy Dù.  Trong kỳ Đại Hội Nhảy Dù Việt Nam  thứ 32 tại Denver, Colorado ông đã đến tham dự cả hai tối thứ Sáu và thứ Bảy.  Ông đã rất xúc
động khi gặp lại những bộ áo hoa rừng, chiếc nón đỏ thân yêu thủa nào lần đầu tiên sau bao năm khi ông rời Việt Nam. 

     Trong cuộc họp mặt ăn uống thân mật của Chi Hội Rocky Mountain sau đó hai tuần  ông Harry King đã được chi hội này mời nói chuyện về kinh
nghiệm của ông trong thời gian làm việc với Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù.  Trước hết là phần tóm tắt về ông Harry King 
Thiếu tá Harry R. King  sinh ngày 26 tháng 6 năm 1936 tại Connellsville, Pennsylvania.   Ông xong trung học năm 1955 và vào  Nhảy Dù học ở Fort
Jackson, South Carolina rồi Fort Bragg, North Carolina khóa Bổ Túc Pháo Binh Diện Địa ( Advanced Individual Training in Field Artillery).  Sau đó
phục vụ tại Pháo Đội của  Tiểu Đoàn  674, Trung Đoàn 187 Pháo Binh Diện Địa,  Sư Đoàn 101 Nhảy Dù.  Ông giải ngủ năm 1958, cưới bà Barbara
Hout bốn ngày sau đó. Ông vào quân ngũ lại năm 1960.  Được gởi đi học khóa Sửa Chửa, Bảo Trì Vủ Khí Nhẹ, rồi phục vụ tại Tiểu Đoàn 801 Bảo Trì
Nhảy Dù.  Năm 1962 ông được gởi qua Việt Nam phục vụ tại Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam.

     Sau nhiệm kỳ một năm, 1963, trở về Mỹ Quốc ông làm việc cho Đại Đội Chỉ Huy 327, Sư  Đoàn 101 Nhảy Dù.  Tháng mười năm đó ông được đi học
khóa Sĩ Quan Bộ Binh tại Fort Benning, Georgia..  Mãn khóa với chức vụ Thiếu Úy ông về làm việc tại Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 501, Sư  Đoàn 101
Nhảy Dù.  Sau đó về làm việc tại Bộ Chỉ Huy của Quân đoàn XVIII Nhảy Dù tại Fort Bragg với chức vụ Phụ Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chỉ Huy Quân
Đoàn và được thăng cấp Đại Úy vào cuối năm 1965. 
Năm 1968 ông được gởi qua lại Việt Nam làm việc tại quận Cần Giờ với chức vụ Cố Vấn Trưởng, gồm cả Đặc Khu Rừng Sát, Nhà Bè.  Năm 1969 ông trở
về Mỹ học khóa Sĩ Quan Cao Cấp tại Fort Benning.  Rối biệt phái qua làm việc tại Nam Đại Hàn chức vụ Sĩ Quan cố Vấn  Ban 3 cho các Tiểu Đoàn và
Lữ Đoàn Bộ Binh Đại Hàn.  Trở về Mỹ làm việc tại căn cứ Fort Sheridian, Illinois với chức vụ Tham Mưu Trưởng, Chỉ Huy Phó căn cứ.  Năm  1975 được
thăng cấp Thiếu Tá ông làm giảng viên cho các khóa Nghệ Thuật Chỉ Huy Chiến Đấu Hành Quân của Hạ Sĩ Quan.  Ông Harry R. King Giải Ngủ năm
1978.

     Sau đây là bài nói chuyện về kinh nghiệm của ông trong thời gian làm việc với lính Nhảy Dù Việt Nam trước cử tọa của hội viên cựu Nhảy Dù Sư Đoàn
82.

     Tất cả bắt đầu vào năm 1942 ở Silver Spring, Maryland lúc tôi thấy người lính Nhảy Dù đầu tiên trong phim mà tài tử Alan Ladd đóng vai người lính Nhảy Dù. 
Các bạn có tin rằng tôi đã muốn là lính Dù phóng mình ra cửa máy bay vào lúc tôi sáu tuổi?
Tháng Ba năm 1962, tôi đang được huấn luyện viên tại ban sửa chữa vũ khí nhẹ thuộc Tiểu Đoàn 801 Bảo Trì Vũ Khí Nhẹ tại Ft. Campbell, Kentucky.  Vào một
ngày, Thượng Sĩ Thường Vụ Ban Chỉ Huy Sư Đoàn 101 Nhảy Dù nói rằng Quân Đội Mỹ muốn tuyển người tình nguyện sang Việt Nam để cố vấn cho Quân Đội
Việt Nam.  Trong ban Sửa Chữa và Bảo Trì, Binh nhất Richard Rider và tôi được hỏi và cả hai chúng tôi đều từ chối.  Tuy nhiên ba ngày sau đó chúng tôi có Sự Vụ
Lệnh đi Việt Nam.  Lý do là vì các cố vấn Mỹ đang làm việc bên Việt Nam xác nhận rằng vũ khí và máy móc truyền tin của quân đội Việt Nam thật yếu kém và
cần có các chuyên viên kỷ thuật cố vấn giúp đở tốt hơn để được hiệu quả trong hành quân và chiến đấu. 

     Trong thời điểm này quân đội Mỹ thuộc về ban Chiến Lược Hành Quân của tòa Đại Sứ Việt Nam và Hải Quân Mỹ.  Những thư ký bàn giấy đó không có ý tượng
gì về Chuyên Nghiệp Đặc Biệt Quân Đội (Army Military Occupational Specialities).  Họ đòi hỏi 2000 quân nhân chuyên nghiệp sửa chửa, bảo trì cho truyền tin và vũ
khí nhẹ.  Tôi là một trong số chuyên viên đó.  Hai tuần sau chúng tôi được gởi đi học tại trung tâm Huấn Luyện Quân Đội Yểm Trợ Cố Vấn ở Ft. Bragg, North
Carolina (Military Assistance Training Advisory Courses).    Khóa học 30 ngày gồm có: Làm quen với mọi vũ khí nhẹ và truyền tin (Weapons Familiarization of All
Small Arms and Radio Familiarization).  Những thứ này được sử dụng bởi quân đội Mỹ và Pháp trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.  Lịch Sử Việt  Nam, Phong Tục Văn
Hóa và 1500 chử căn bản Việt Nam dạy bằng phương pháp (Berlitz Method). Chúng tôi phải có giấy thông hành quân đội, chích hai mủi thuốc chủng ngừa Gamma
Globulin.  Rồi chúng tôi được chuyên chở bằng máy bay và đến phi trường Tân Sơn Nhất của Việt Nam 5 ngày sau đó.  Chúng tôi tất cả thuộc về Đoàn Yểm Trợ
Cố Vấn Quân Đội Việt Nam (Military Assistance Advisory Group- Việt Nam, or MAAG
VIETNAM).  Binh nhất Riders và tôi được phân phối đến Lữ Đoàn Nhảy Dù Việt Nam.  Chúng tôi cư trú trong những dãy nhà ba gian tại Quang Trung cách Sài-
Gòn khoảng 10 dặm về hướng Bắc. 

     Trong những ngày kế tiếp chúng tôi nhảy tập với lính Nhảy Dù Việt Nam.  Hai lần đầu chúng tôi nhảy tại Phước Kiến gần Vũng Tàu trên khoảng đất trống tại
cửa sông từ Sài Gòn và vùng Biển Nam China. Những lần khác chúng tôi nhảy tại một đồn điền đậu phụng gần Củ Chi.  Bãi nhảy này cũng được dùng cho Lữ Đoàn
173 Nhảy Dù Mỹ khi Lữ Đoàn này nhảy trận ở Việt Nam.  Tất cả bãi nhẩy tập đều được một đại đội giử an ninh từ đêm hôm trước.  Sau khi hoàn tất bốn Saut ngày
và một Saut đêm chúng tôi cũng như lính Nhảy Dù Việt Nam được cấp bằng Dù và cánh Dù.  Lúc đó tôi đã nhảy tám lần tính cả lần nhảy trận gần Bến Sức.  Thiếu
Tá Dan Baldwin, Cố Vấn Phó Lữ Đoàn, liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu (Department Army) để chúng tôi được giấy chứng nhận nhảy trận, được xác nhận bằng
Dù, cánh Dù, được đội nón Bê-Rê Đỏ (Red Berets), và hội đủ các tiêu chuẩn tuyển chọn của các sĩ quan thuộc Phân Đội Cố Vấn Nhảy Dù Việt Nam ( The
Vietnamese Airborne Advisory Detachmnet). 
Chúng tôi đi hành quân bằng xe vận tải, hay jeep, bằng trực thăng CH-34, hay trực thăng CH-21, hoặc xuồng tam bản quân đội “Mike”.  Không phải là sĩ quan tôi là
quân nhân trong toán cố vấn đầu tiên được điều về Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam.  Tiểu Đoàn này đóng quân tại một trại lính của Nhật để lại thời Đệ Nhị Thế
Chiến.  Trước tôi Tiểu Đoàn 1 có hai sĩ quan cố vấn: Đại úy Yumker, rồi đến Thiếu tá Richmond.  Tôi về Tiểu Đoàn 1 được hai tháng thì Thiếu tá John Kenney về
thay Richmond với chức vụ Cố Vấn Trưởng Tiểu Đoàn.  Thỉnh thoảng chúng tôi đến ăn trưa ở quán Café và Phở 79 gần đó.

     Khi tôi đến Việt Nam, MAAG cấp cho tôi một cây súng Cạc-bin M2 với điều kiện không được dùng ngoại trừ khi tự vệ.  Sự việc này không kéo lâu.  Trong cuộc
hành quân đầu tiên Đại úy Kha, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 hỏi tôi để lấy cây Cạc - bin rồi đưa tôi cây AR-15.  Cây súng này tôi chỉ được thấy trên tạp chí về
súng lúc còn bên Mỹ.  Tôi làm quen với cây súng này rất mau lẹ và nhận được lệnh thẩm lượng các cây súng AR-15 trong tiểu đoàn sau mỗi cuộc hành quân.  Lúc
đó có 1000 AR-15 được chuyển giao cho Nhảy Dù, Biệt Động Quân và Thủy Quân Lục Chiến để thẩm định.  Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù được 10 cây cho mỗi đại đội. 
Chỉ có ba cây AR-15 không bắn được trong một năm tôi ở đó mà chỉ vì không lau chùi bảo trì đúng mức khi hành quân.  Trong một cuộc hành quân nhảy trực thăng
CH-34.  Hỏa lực địch quân bắn lên từ bãi đáp trong lúc tôi đang ngồi tại cạnh cửa máy báy bay và bắn trả.  Pilot đã không đáp sau khi lượn quanh bãi đáp ở cao độ
20 bộ trên vùng ruộng lúa.  Tôi nhảy xuống thì bị lún sình với cây AR-15.  Tôi lắc cho sạch bùn và nước văng khỏi cây súng rồi tiếp tục bắn.  Không có gì trở ngại từ
cây súng. 
Lính Nhảy Dù Việt Nam là những người lính thiện chiến và gan dạ.  Họ hơi thiếu huấn luyện về chiến thuật trong hành quân.  Thiếu tá cố vấn trưởng và tôi luôn nhắc
nhở họ áp dụng đúng chiến thuật tốt.  Những người lính đó đồng ý trong lúc họ đi trên đường mòn trong một cánh rừng, hoặc trên con đường mở rộng độ một mét. 
Sự thiếu sót về khinh binh, cạnh sườn và an ninh đoạn hậu không thể được thay đổi trong lúc hiểm nguy.  Sự cố này đã gây ra tổn thất trong cuộc địch phục kích
ngày 5 tháng 1 năm 1963.  Trong số 9 quân nhân Nhảy Dù trong cuộc phục kích đó chỉ có tôi và một người lính sống sót.  Thượng Đế luôn che chở tôi và đã không
quên tôi buổi sáng ngày hôm đó.

     Trong một cuộc hành quân khác sau trận chiến chúng tôi khám phá một kho dự trữ khoảng vài tấn vũ khí đạn dược của địch quân.  Đây là một số lượng lớn nhất
trong cuộc chiến tranh Việt Nam thời điểm đó.  Thường thường trong những cuộc hành quân tôi cảm thấy không an tâm khi một lính Dù nào đó nói với tôi rằng vì ông
là chuyên viên mìn bẩy nên chúng tôi cần ông… vì vậy tôi là người tháo gỡ mìn bẩy khi họ tìm ra chúng. 
Đồng thời trong hậu cứ Tiểu Đoàn chúng tôi giúp trại lính cải thiện trong vấn đề nước, xịt thuốc DDT, cung cấp dầu thoa và thuốc uống chống muỗi sốt rét.  Các
người vợ sĩ quan lẫn binh sĩ thường ngày phải dùng thùng nhỏ múc nước lấy cho nhu cầu ăn uống giặt giũ tại các giếng trong khu gia binh.  Chúng tôi đã sáng tạo giúp
họ các máy quay, trục kéo chứa 5 gallon tiết kiệm được rất nhiều sức lao động.
Vào ngày 13 tháng 3 năm 1963 chúng tôi nhảy vào rừng tranh ở Long An.  Chúng tôi nhảy ở độ cao 500 bộ, chúng tôi nhìn thấy người nhảy vào các thuyền tam bản,
vào những hố để ẩn núp.  Sau khi đáp tôi đứng trên dù của tôi và người lính gần nhất cách tôi khoảng 50 mét.  Hai chúng tôi trở thành khinh binh để đi đến điểm tập
họp.  Chúng tôi thường gặp phải mìn chông bằng tre.
Khi Tiểu Đoàn 1 được cấp phát súng phóng lựu M-79, chúng tôi xếp đặt để các binh sĩ được luân phiên huấn luyện về loại súng mới này.  Loại súng này tôi chỉ trông
thấy tại Trường Sửa Chửa Vũ Khí Nhẹ ở Aberdeen Proving Ground.  May mắn súng được gởi kèm sách chỉ dẫn.  Tôi học cách xử dụng trước khi đi bắn thực hành
trong rừng.  Tôi may mắn bắn lọt vào cái hầm mục tiêu cách 100 dạ.  Những người lính kinh ngạc vì công dụng của M-79.  Tôi không bắn nửa để tránh không may
mắn lần kế.  
Trong một cuộc hành quân vùng đông nam Tây Ninh, một tiểu đoàn Dù nhảy vào vùng trận địa trước, tiểu đoàn chúng tôi yểm trợ vào vùng sau bằng trực thăng CH-
21.  Bải đáp có những cây cọc cao độ 20 bộ.  Những cây cọc này của địch dùng để chống trực thăng.  Chúng tôi nhảy ra khỏi trực thăng mau lẹ để thiết lập đội hình
ngăn chặn địch quân. 
Trong một cuộc hành quân khác, trong mật khu Chiến Khu D, chúng tôi thấy một con đường đất rộng.  Chúng tôi dùng bản đồ củ của quân đội Pháp.  Lính Pháp
thường sợ hải tránh Chiến Khu D và không vào Chiến Khu này để làm họa đồ.  Sau này khi tôi về lại Mỹ báo chí đăng tin rằng chưa có cuộc hành quân nào của
quân đội quốc gia tại chiến khu D vào thời điểm đó v. v …..  Chúng tôi không cho báo chí biết chúng tôi làm gì và hầu hết dân chúng Mỹ không hề biết các cố vấn
phần đông làm việc gì với những đơn vị chiến đấu Việt Nam.
Tại Đại Hội Nhảy Dù Việt Nam Họp Mặt Thứ 32 ở Denver, Colorado tôi có mang theo vài tấm hình từ hồi phục vụ ở Việt Nam.  Đại tá Nguyễn Thu Lương nhận ra
Lịch, quân nhân tài xế và là bạn của tôi…. Đại tá Lương nói Lịch không di tản theo các đơn vị Dù và không biết anh ta giờ này ra sao.
Tôi nhớ trước khi rời Việt Nam, tôi ghé chổ đóng quân binh sĩ để từ giã hai quân nhân Dù đã cứu mạng tôi: Hạ Sĩ Nhứt Hoa và Binh Nhứt Hồng.  Một lần hành quân,  
ba chúng tôi đang lục soát một căn nhà để tìm kẻ bắn sẽ.  Tôi dẫn đầu đi vòng quanh cái nhà trên mặt đất lầy lội.  Hồng đi ngang tôi bảo rằng tôi không nên đi đầu.   
Rồi Binh Nhứt Hồng đi trước thêm ba bước thì anh ta rơi vào một hầm chông lớn.  Tôi với Hoa nâng anh ta dậy gở ra những mủi chông.  Chúng tôi mang Hồng về  
điểm tập họp để di tản anh ta.  Địch tẩm các chất độc trên đầu chông để thêm phần sát thương.  Hồng bị làm độc nặng phải giải ngũ.
Vào cuối năm 1962 cục Yểm Trợ Chỉ Huy Quân Đội (MACV) tại Việt Nam thành lập.  Tất cả cố vấn thuộc MAAG được chuyển qua MACV.  Sự việc này không  
thay đổi phận sự  chúng tôi ngoại trừ tôi không còn phục vụ tại phân đội Cố Vấn Vũ Khí Nhẹ (Small Arms Repair Advisor) mà thuyên chuyển qua Phân Đội Cố Vấn  
Bộ Binh (Small Unit Infantry Advisor).  Đầu năm 1963 MACV cho phép cấp hành Huy Hiệu Bộ binh Chiến Đấu (Combat Infantry Badge), CIB.  Chúng tôi củng  
được cùng lượt mặc dầu chúng tôi đã chiến đấu trước đó một thời gian.
Đại úy Raymond Carr, Cố Vấn Tham Mưu Lữ Đoàn Nhảy Dù  đã ký giấy Chứng Chỉ Nhảy Dù cho tôi tại Việt Nam xác nhận tôi đã nhảy 19 Saut mặc dầu sau đó  
tôi nhảy thêm 5 Saut.  Chúng tôi thường nhảy với lính Nhảy Dù Việt Nam.
Hạ Sĩ Nhứt Richard Rider người đi cùng chuyến với tôi qua Việt Nam được phái về Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù.  Sau này ông ta bị trầm cảm nặng và qua đời vào năm  
2003.  Hạ Sĩ Nhứt Thomas Maynard, người đi cùng chuyến với chúng tôi qua đời năm 2004 sau một thời gian suy yếu sức khỏe.  Đó là những tóm lược thời gian tôi  
phục vụ tại Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam.  Tôi muốn nói hơn nhưng sợ gây chán nản cho những ai không qua Việt Nam.  Cám ơn các bạn và tôi sung sướng đã là  
một hội viên của Chi Hội Rocky Mountain Denver của Sư Đoàn 82 Nhảy Dù qua 15 năm.  Trước khi chấm dứt tôi xin nhắc lại “Những người lính Nhảy Dù Việt  
Nam là những người lính gan dạ mà tôi đã làm việc chung trong thời gian tại Việt Nam
Đã ở Team 162...
Thạch Đầu Đà
Kề chuyện và dịch
Back
Next