Page 46 - MUDO 81
P. 46
Mũ Đỏ 81 44
chí nhưng hắn cũng biết biết tình hình quân sự ở miền Trung đang
tới thời kỳ sôi động nhất. Có điều không thay đổi là Nhảy Dù đi đến
đâu dân chúng cũng rất là mừng rỡ.
Ngày 23 tháng 3 năm 1975, Lữ Đoàn I Nhảy Dù bàn giao vùng
trách nhiệm cho đơn vị Thủy Quân Lục Chiến, ra thẳng đến phi
trường Đà Nẵng bay trở lại Sài Gòn.
Hắn đâu có biết đó là lần từ biệt cuối cùng.
Trở Về Hậu Cứ
Trở về trại Trần Thanh Phương lần này không vui như những lần
trước. Cả tiểu đoàn cắm trại 100%, sẵn sàng ra đi khi có lệnh. Đặc
biệt là thời gian này Sư Đoàn Dù đang tổ chức thêm hai Lữ Đoàn
mới nên trong tiểu đoàn lại thêm có nhiều khuôn mặt về mới thay
thế cho nhiều khuôn mặt củ chuyển sang đơn vị mới.
Ngày 30 tháng 3 năm 1975, tin tức tư miền Trung cho biết Huế
và Đà Nẵng rơi vào tay giặc. Tin tức miền Trung gây chấn động
hoang mang cho đơn vị, vì rất nhiều người trong tiểu đoàn quê quán
ở Quảng Trị Huế Đà Nẵng. Hắn bàng hoàng nghĩ đến số mệnh gia
đình ba mạ anh em hắn; tất cả bây giờ không biết lưu lạc nơi đâu.
Một buổi tối hắn và nhóm bạn miền Trung ra trại gia binh “uống
cà phê”, không biết uống cái gì mà cả đám say quên cả trời trăng;
nửa đêm bò về sân tiểu đoàn bị Hạ Sĩ Nhất Hoàng Quang Thọ la om
sòm và xách đại liên ra đòi bắn vào cả đám.
Đi Long Khánh
Giữa tháng Tư 1975 Lữ Đoàn I Nhảy Dù được lệnh đi Xuân Lộc
tăng cường cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù di
chuyển bằng GMC từ hậu cứ đến Trảng Bom, và từ đó trực thăng
vận vào chiến trường Long Khánh.
Bộ chỉ huy đại đội 92 bay bằng trực thăng UH1B, các trung đội đi
theo những cánh chim Chinook.
Từ Trảng Bom đến Long Khánh, chiếc UH1B bay nhanh và
sát đầu ngọn cây để tránh phòng không của địch. Từ trên cao nhìn
xuống quê hương đang bốc khói, hắn cứ tưởng mình đang ở trong
một giấc mơ. Những ý tưởng không lành cứ nhem nhém vào đầu óc,
hắn âm thầm đọc mấy lời kinh cầu nguyện.
Đại đội 92 đáp xuống ngã ba thị trấn, trước mặt là lửa khói của
Tháng mười hai không hai không