Page 149 - MUDO 81
P. 149

Mũ Đỏ 81         147

em chúng tôi được. Đến như những lời ca: “Ngày mai đi nhận xác

chồng. Say đi để thấy mình không là mình…” (Tưởng như còn người

yêu. Thơ Lê Thị Ý, Phạm Duy phổ nhạc) còn không ảnh hưởng gì

tới chúng tôi và gia đình, huống chi dăm ba bài hát của Trịnh Công

Sơn có nghĩa lý gì. Nó chỉ làm nản lòng hay khủng hoảng một số ít

người, như những anh chàng ăn chơi, phè phỡn tại hậu phương, hoặc

các thành phần con ông cháu cha mà thôi. Chưa thấy lời nhạc nào có

tác dụng đến chúng tôi.

4. Còn những binh lính do ông chỉ huy có bị ảnh hưởng nhiều bởi

nhạc Trịnh Công Sơn?

Tôi thấy có một lần khi nghe nhạc, anh em dưới quyền họ chửi

thề. Đó là trong trận Hạ Lào tức Lam Sơn 719, trong lúc hằng ngày

phải lãnh hàng ngàn trái pháo và các trận tấn công của địch, mà phải

nghe: “Anh trở về dang dở đời em! Anh trở về trên chiếc băng ca,

trên trực thăng sơn mầu tang trắng…” (Kỷ vật cho em của Phạm

Duy) thì cũng đau thật và cảm thấy bất nhân, bạc bẽo, đểu cáng!

Còn nhạc Trịnh Công Sơn nghe không được vui, nhưng không thể

làm nản lòng những người đang trực diện với quân thù như chúng

tôi. Anh em Nhảy dù họ lúc nào cũng vui và tếu, mọi việc bên ngoài

ít khi anh em để ý đến. Ngoài chiến trường cũng như sau này lúc

trong tù anh em rất vô tư.

Tôi muốn kể câu chuyện về Đại úy Hồng Hữu Dưỡng. Khi bị bọn

cai tù hành hạ, anh nói thầm: “thằng cà chớn”. Dù nói nhỏ nhưng

không may cai tù nghe được, quay lại sừng sộ, hỏi với giọng gay gắt:

Anh vừa nói gì? Dưỡng bình tĩnh trả lời: Chả là trong Nam chúng

tôi quen gọi cà chớn. Cai tù hằn học: Thế anh gọi cà chớn là có ý gì?

Dưỡng nhanh nhẹn đáp: Chẳng hạn như Bác Thiệu, Bác Kỳ chúng

tôi gọi là cà chớn. Cai tù vênh váo đáp: Bác Hồ, Bác Duẫn và các

đồng chí trong Bộ chính trị còn cà chớn hơn Bác Thiệu, Bác Kỳ cuả

các anh nhiều.

Câu chuyện cho thấy người lính Nhảy dù họ hồn nhiên như vậy

đó. Nên họ rất dễ tha thứ, rất mau quên. Dù đó là trò đâm sau lưng

chiến sĩ.

5. Thời gian trước năm 1975 ở miền Nam nhiều người biết đến

những lời ca của Trịnh Công Sơn:

                Một ngàn năm nô lệ giặc tàu

           Tháng mười hai không hai không
   144   145   146   147   148   149   150   151   152   153   154