Page 226 - MUDO79_80
P. 226
Mũ Đỏ 79-80 224
Đôn rằng :”Hà Nội chờ ông Minh nắm chính quyền rồi sẽ thương
thuyết” khiến sau đó ông Trần Văn Đôn phải chạy dôn chạy đáo hết
tòa đại sứ Pháp đến tòa đại sứ Mỹ để vận động Cụ Hương từ chúc,
“trao quyền” lại cho Dương Văn Minh trong khi Hà Nội đã quyết
định “phải hết sức tranh thủ thời cơ và thời gian thuận lợi hiện nay
để dành toàn thắng, dù là kẻ địch có đưa ra bất cứ đề nghị thương
thuyết nhân nhượng nào”.
Ngoài đại diện của CIA là tướng hồi hưu Charles Timmers đến gặp
đại Tướng Dương Văn Minh sáng 21-4, tối hôm đó, sau khi tân
Tổng Thống Trần Văn Hương nhận chức, Perre Brocband, đệ nhị
cố vấn và cũng là trưởng ngành tình báo tại tòa đại sứ Pháp đã có
mặt tại tư gia của ông Minh, cũng được báo chí Việt Nam hồi đó đặt
tên là “Dinh Hoa Lan” ở đường Hồng Thập Tự bên hông Dinh Độc
Lập, để hướng dẫn, khuyến khích và nhất là giúp ông Minh chống
lại những nổ lực chống phá ông ta lên nắm chính quyền một khi
Cụ Hương bị áp lực phải từ chức. Trong ngày hôm đó, đại sứ Pháp
Mérillon đã vào dinh Độc Lập đến hai lân để thuyết phục TT Trần
Văn Hương nên từ chức.
Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin phải giữ khuôn mặt hợp hiến, hợp
pháp của chính quyền VNCH và do đó ủng hộ sự duy trì vai trò tổng
thống của Cụ Trần Văn Hương, ít ra là cũng trong thời gian ngắn.
Tối 22 tháng 4, đại sứ Graham Martin thảo một bức điện văn dài gởi
cho ngoại trưởng Henry Kissinger trong đó ông đại sứ đã phúc trình
những điểm chính sau dậy:
* Ông Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng, trước đây đã nói
với đại sứ Martin rằng sau khi ông Thiệu từ chức thì ông ta sẽ người
toàn hảo để đóng vai trò thủ tướng. Tuy nhiên trong ngày hôm nay
thì ông Đôn lại nói với Đại sứ Martin rằng người mà Hà Nội mong
muốn sẽ đại diện cho Miền Nam để thương thuyết là ông Dương
Văn Minh, dĩ nhiên là phải có trần Văn Đôn trong vai trò cố vấn.
Theo ông Đồn thì phe phật Giáo, phe Thiên Chúa Giáo và các giáo
phái khác đều sẳn sàng ủng hộ giải pháp nầy. Ông Đôn hỏi Đại Sứ
Martin nghĩ sao về giải pháp nầy thì đại sứ Martin trả lời rằng ông
không có một quyền hạn nào để ủng hộ hay phản đối giải pháp nầy
vì đây không phải là một vấn đề của người Mỹ mà lại là vấn đề của
người Việt Nam. Ông Martin đã đề nghị với ông Tổng trưởng quốc
Phòng Trần Văn Đôn là ông ta nên gặp và thảo luận với người Pháp.
Tháng sáu hai không một chín