Page 111 - DACSAN70
P. 111
Muõ Ñoû 70 111
Trước mặt láng trại là một bãi cỏ tương đối rộng, nơi tập họp của đại đội.
Ba lô súng đạn của từng trung đội xếp theo hàng lối thứ tự ngay trên sân
cỏ. Tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, chỉnh bị đơn vị sau hơn 2 năm
lăn lộn trên các chiến trường, từ mặt trận An Lộc, qua cuộc hành quân đẫm
máu tái chiếm Quảng Trị, rồi đến giai đoạn nằm giữ đất dọc theo sườn phía
tây của quốc lộ 1, từ Quảng Trị xuống tận Thừa Thiên. Về nghỉ dưỡng
quân mà ba lô súng đạn lúc nào cũng sẵn sàng trước sân đại đội, Nhảy Dù
ơi, ai đày đọa mà sao mi khổ như rứa. Nhìn thấy mặt mũi hậu cứ, dù chỉ
một lần trong đời, cũng là hạnh phúc lắm rồi. Có những người lính Nhảy
Dù đến lúc chết mà vẫn chưa biết hậu cứ đơn vị của mình nằm ở đâu. Mãn
khóa huấn luyện quân trường, tình nguyện về su đoàn Nhảy Dù, tốt nghiệp
khoá dù, về khối bổ xung nằm chờ phân phối đi các tiểu đoàn tác chiến, ra
đơn vị dấn thân vào các cuộc hành quân, chết. Vậy là lúc nhắm mắt suôi
tay vẫn chưa biết được hậu cứ của mình nằm ở nơi đâu.
Huỳnh Ánh tham dự trận đánh An Lộc với cấp bậc binh nhì. Rời An Lộc,
hành quân ngay ra miền địa đầu giới tuyến trong chiến dịch tái chiếm
Quảng Trị thân yêu. Bao nỗi nhọc nhằn hiểm nguy, bao nhiêu lần đối diện
với cái chết chỉ trong gang tấc, trời thương nên Huỳnh Ánh vẫn còn sống
đến ngày hôm nay, trên cánh tay áo nay đã mang lon hạ sĩ nhất. Sau hơn
hai năm ngụp lội trong trận mạc, lần này theo đơn vị về Sài Gòn nghỉ
dưỡng quân, Huỳnh Ánh mới được nhìn thấy lần đầu tiên hậu cứ của mình,
ngỡ ngàng trong hạnh phúc. Từ cấp bậc binh nhì lên tới hạ sĩ nhất, hơn hai
năm quần thảo trên chiến trường, Huỳnh Ánh chưa bao giờ được nhìn thấy
mặt mũi của tờ giấy phép dài ngắn ra sao. Trên cuộc đời này đầy rẫy những
điều vô lý, người ta áp dụng triệt để câu “ dụng nhân như dụng mộc “, cấp
dưới được xem là cỏ cây, cỏ cây thì làm gì có tình cảm, vậy thì cần gì phải
đi phép. K’ Stul, người của miền núi, quê quán ở Pleiku, tướng tá cao to,
K’ Stul có sức khoẻ hơn người nên luôn luôn được giao cho khẩu đại liên
M60. Đã hai năm qua, khẩu M60 của K’ Stul đã gây bao nhiêu giông gíó
cho địch quân trên khắp các chiến trường ác liệt, anh chàng đen thui, ít nói
này chắc có lẽ cũng thuộc loại vô cảm nên chưa bao giờ được ban cho tờ
giấy phép. Nhưng một hôm, bất ngờ K’ Stul hắt ra nỗi niềm:
-Thiếu úy, em nhớ nhà quá thiếu úy ơi.
Đi từ cấp bậc binh nhì lên đến hạ sĩ nhất mà vẫn chưa được nếm mùi
những ngày phép, lần này toàn bộ tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân,
anh em thay phiên nhau đi phép, hạ sĩ nhất Huỳnh Ánh đừng có than thở
gì nữa nhé, lính tiểu đoàn 8 Nhảy Dù lấy ngày bị thương nằm bệnh viện
làm ngày nghỉ phép.
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014
Trước mặt láng trại là một bãi cỏ tương đối rộng, nơi tập họp của đại đội.
Ba lô súng đạn của từng trung đội xếp theo hàng lối thứ tự ngay trên sân
cỏ. Tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, chỉnh bị đơn vị sau hơn 2 năm
lăn lộn trên các chiến trường, từ mặt trận An Lộc, qua cuộc hành quân đẫm
máu tái chiếm Quảng Trị, rồi đến giai đoạn nằm giữ đất dọc theo sườn phía
tây của quốc lộ 1, từ Quảng Trị xuống tận Thừa Thiên. Về nghỉ dưỡng
quân mà ba lô súng đạn lúc nào cũng sẵn sàng trước sân đại đội, Nhảy Dù
ơi, ai đày đọa mà sao mi khổ như rứa. Nhìn thấy mặt mũi hậu cứ, dù chỉ
một lần trong đời, cũng là hạnh phúc lắm rồi. Có những người lính Nhảy
Dù đến lúc chết mà vẫn chưa biết hậu cứ đơn vị của mình nằm ở đâu. Mãn
khóa huấn luyện quân trường, tình nguyện về su đoàn Nhảy Dù, tốt nghiệp
khoá dù, về khối bổ xung nằm chờ phân phối đi các tiểu đoàn tác chiến, ra
đơn vị dấn thân vào các cuộc hành quân, chết. Vậy là lúc nhắm mắt suôi
tay vẫn chưa biết được hậu cứ của mình nằm ở nơi đâu.
Huỳnh Ánh tham dự trận đánh An Lộc với cấp bậc binh nhì. Rời An Lộc,
hành quân ngay ra miền địa đầu giới tuyến trong chiến dịch tái chiếm
Quảng Trị thân yêu. Bao nỗi nhọc nhằn hiểm nguy, bao nhiêu lần đối diện
với cái chết chỉ trong gang tấc, trời thương nên Huỳnh Ánh vẫn còn sống
đến ngày hôm nay, trên cánh tay áo nay đã mang lon hạ sĩ nhất. Sau hơn
hai năm ngụp lội trong trận mạc, lần này theo đơn vị về Sài Gòn nghỉ
dưỡng quân, Huỳnh Ánh mới được nhìn thấy lần đầu tiên hậu cứ của mình,
ngỡ ngàng trong hạnh phúc. Từ cấp bậc binh nhì lên tới hạ sĩ nhất, hơn hai
năm quần thảo trên chiến trường, Huỳnh Ánh chưa bao giờ được nhìn thấy
mặt mũi của tờ giấy phép dài ngắn ra sao. Trên cuộc đời này đầy rẫy những
điều vô lý, người ta áp dụng triệt để câu “ dụng nhân như dụng mộc “, cấp
dưới được xem là cỏ cây, cỏ cây thì làm gì có tình cảm, vậy thì cần gì phải
đi phép. K’ Stul, người của miền núi, quê quán ở Pleiku, tướng tá cao to,
K’ Stul có sức khoẻ hơn người nên luôn luôn được giao cho khẩu đại liên
M60. Đã hai năm qua, khẩu M60 của K’ Stul đã gây bao nhiêu giông gíó
cho địch quân trên khắp các chiến trường ác liệt, anh chàng đen thui, ít nói
này chắc có lẽ cũng thuộc loại vô cảm nên chưa bao giờ được ban cho tờ
giấy phép. Nhưng một hôm, bất ngờ K’ Stul hắt ra nỗi niềm:
-Thiếu úy, em nhớ nhà quá thiếu úy ơi.
Đi từ cấp bậc binh nhì lên đến hạ sĩ nhất mà vẫn chưa được nếm mùi
những ngày phép, lần này toàn bộ tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân,
anh em thay phiên nhau đi phép, hạ sĩ nhất Huỳnh Ánh đừng có than thở
gì nữa nhé, lính tiểu đoàn 8 Nhảy Dù lấy ngày bị thương nằm bệnh viện
làm ngày nghỉ phép.
Kyõ Nieäm Ngaøy Quaân Löïc 19 thaùng 6, 2014