Toán Việt Cộng hoạt động tại đường Đề Thám đột nhập từ khu vực Cầu Kho, cầu Rạch Bân, Bến Chương Dương vàọ Khu vực Đề Thám là khu dân cư đông đúc và nhà cửa lộn xộn nhất thuộc Quận 2 đô thành. Toán Việt Cộng chỉ có khoảng 10 người trang bị súng AK và lựu đạn đang tuyên truyền thì bị cảnh sát Quận 2 xông đến ném lựu đạn. Tiếng nổ làm cho mấy tên này hoảng sợ và nhờ vậy Cảnh Sát đã bắn chết 3 Việt Cộng tại chỗ, trong đó có một phụ nữ, và bắt sống 3 Việt Cộng khác, tịch thu 2 súng AK và 2 súng lục Trung Cộng. Cũng tại khu trên, một toán Việt Cộng đang tiến vào cầu Rạch Bân thì bị Thiếu Tá Trần Minh Công dẫn một trung đội Cảnh Sát tới. Việt Cộng liền nổ súng khiến Thiếu Tá Công bị thương nhẹ ở cánh tay phải. Nhưng ông đã nhanh tay hạ ngay một tên này và hô quân tiến lên vây một ngôi nhà địch chạy vào. Việt Cộng bắn ra xối xả nhưng không kịp trở tay khiến Cảnh Sát hạ ngay một tên và bắt sống thêm 2 nữ cán bộ. Tại căn nhà này, Cảnh Sát tịch thu được 8 súng AK, 4 súng lục Trung Cộng, một máy phóng thanh, một máy quay roneo. Cầu Kho là địa điểm thứ 3 thuộc Quận 2 bị Việt Cộng đột nhập vào. Khi lực lượng Cảnh Sát tiến vào, Việt Cộng tấn công rất yếu ớt. Đến khoảng 10 giờ thì mọi cuộc lục soát hoàn tất. Việt Cộng có một cán binh bị chết, 4 bị bắt sống trong đó có 2 nữ cán bộ. Cảnh Sát tịch thu một khẩu AK, một súng M-16 và 2 súng lục Trung Cộng. Các nữ cán bộ này đều khoảng dưới 22 tuổi. Một số có giấy tờ đầy đủ. Mặt trận khu Đề Thám tuy nặng nhưng các chiến sĩ Cảnh Sát đã thanh toán một cách mau lẹ khiến cho khu này trở lại bình thường ngay buổi chiều trong ngày. Tại Quận 3, một toán Việt Cộng 4 người hoạt động tại đường Nguyên Thiện Thuật cũng bị hạ lẹ làng. Vào lúc 5 giờ sáng, chiếc xe VA251 của Cảnh Sát chạy trên đường thì bị Việt Cộng nấp trong hẻm bắn ra. Lập tức lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến Quận 3 đến mở cuộc hành quân tại đây. Tổ đặc công Việt Cộng gồm 4 người đàn ông và một thiếu nữ vội trốn vào một căn nhà tại hẻm 22. Chủ nhà vội đi báo cho cơ quan công quyền rõ. Đến bao vây căn nhà này, lực lượng Cảnh Sát đã hạ tại chỗ 2 Việt Cộng và bắt sống 2 người trong đó có một phụ nữ, tịch thu 2 khẩu AK và 2 súng lục Trung Cộng cùng một ít thuốc nổ. Sau vụ này, khu Bàn Cờ trở lại bình thường. Tại Xóm Chiếu ở Quận 4, bốn thiếu nữ Việt Cộng chưa kịp hoạt động gì thì đã bị nhân viên an ninh bắt giữ, tịch thu 4 súng lục Trung Cộng. Tại Quận 5, khoảng 7 giờ sáng, Việt Cộng vẫn chiếm Tòa
Hành Chánh. Trung Tá Trụ, Trưởng Ty Cảnh Sát đích thân tới chỉ huy cuộc giải
tỏa. Việt Cộng chạy ra bị Cảnh Sát bắn hạ 7 người ngay trước cửa, tịch thu 3
khẩu AK và 3 súng trường. Một toán Việt Cộng khác tại góc đường Trần Quý và
Phó Cơ Điều mưu toan đánh vào Ty Cảnh Sát Quận 5 nhưng không ngờ họ lại lọt
vào ổ phục kích của Cảnh Sát Dã Chiến khiến 6 Việt Cộng bị hạ và 5 bị bắt
sống.
Tại Quận 6, ngoài vụ đụng độ ở Bình Thới, áp lực Việt Cộng rất mạnh khiến ngay trong buổi sáng dân cư rất nhốn nhác bồng bế nhau đi tản cư. Vào buổi chiều, các Quận 6, 7 và 8 đã có những áp lực rất mạnh của Việt Cộng. Chính tại Quận 8, trong đêm 4 rạng ngày 5 tháng 5/1968, Việt Cộng đã đặt bích kích pháo 82 ly để bắn vào đô thành. Tuy rằng trong ngày 5 tháng 5 chưa có những đụng độ nào chính thức xảy ra tại các quận này nhưng người ta cho rằng nhiều phần tử địch đã xâm nhập lén lút vào được. Kết quả từ 4 giờ sáng ngày 5 tháng 5/1968 đến 18 giờ chiều, trong 8 quận đô thành lực lượng chánh phủ đã hạ được 32 Việt Cộng, bắt sống 25 và tịch thu 70 vũ khí đủ loại. Về phía Cảnh Sát Dã Chiến có 6 người tử thương. Ngày 6 tháng 5/1968, Việt Cộng lại mở thêm mặt trận ngã tư Bảy Hiền. một đơn vị Việt Cộng xâm nhập từ hương lộ 14 qua đường Hồ Tấn Đức, Lê Văn Duyệt ngã tư Bảy Hiền vào nghĩa trang quân đội Pháp. Ngay sau đó, một lực lượng Nhảy Dù của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được điều động từ Biên Hòa về đã thanh toán xong toán Việt Cộng này trong ngày. Buổi chiều ngày 6 tháng 5/1968 vào lúc 18 giờ, một nhóm đặc công Việt Cộng lại xuất hiện ở cổng xe lửa số 6. Sơ khởi họ bắn chết một quân nhân Hoa Kỳ đi Honda ngang qua. Kế đó, quân đội chánh phủ mở cuộc hành quân thanh toán. Tuy bắn chết chết được 3 Việt Cộng nhưng họ vẫn lẫn lút trong khu xóm dọc đường hỏa xa. Trong suốt ngày, các trận đánh tại Thị Nghè vẫn tiếp diễn với một mức độ yếu hơn trước. Nhưng trận đánh tại Bình Thới vẫn không có tiến triễn dù quân đội chánh phủ đã dùng đến không quân oanh kích. Đại Tá Đàm Văn Quý, phụ tá đặc biệt của Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, đi quan sát khu vực hành quân Minh Phụng ở Phú Lâm bị Việt Cộng bắn tử thương hồi 10 giờ đêm. Ban đêm, Việt Cộng lại pháo kích. Các quả đạn rớt bừa bãi vào đường Nguyễn Cảnh Chân khu gần nhà đèn Chợ Quán, bến xe lô đường Nguyễn Huệ và Nha Cảnh Sát đô thành. Một trái hỏa tiễn 122 ly rơi trúng khách sạn Catinat, đại lộ Nguyễn Huệ. Ngày 7 tháng 5/1968, Việt Cộng xuất hiện ở Quận 8 tại đường Phạm Thế Hiển. Tình hình tại vùng Bình Thới khẩn trương thêm. Suốt buổi sáng, các lực lượng bộ binh không làm sao tiến vào các khu trên được. Nên buổi chiều từ 15 đến 18 giờ các khu trục và phản lực cơ thi nhau oanh kích vào cả hai khu vực trên, nhất là khu vực Bình Thới. Nhiều đám cháy bốc lên cao, khói tỏa thành những đám mây đen nghịt. Suốt đêm hỏa châu soi sáng các vùng ven đô. Các đám cháy vẫn bừng bừng đến khuya chưa tắt. Dù trong nội thành đang có lệnh giới nghiêm, các đoàn dân chúng ở các khu vực trên lũ lượt già trẻ lớn bé kéo vào đô thành, không thể kiểm soát và ngăn chận được. Các đoàn dân chúng này nằm, ngồi dọc theo các đường phố, tự động tràn vào các nơi công cộng như trường học, nhà thờ, chùa chiền để tạm trú. Riêng tại khu Thị Nghè, sau khi các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) mở một cuộc hành quân chót vào khu này thì tình hình êm trở lại vào lúc 13 giờ 00. Khu vực ngã tư Bảy Hiền cũng êm trở lại. Sự lưu thông trên các khúc đường chạy ngang qua cũng bình thường. Ngày 8 tháng 5/1968, tình hình Chợ Lớn trở nên nghiêm trọng hơn. Việt Cộng xâm nhập vào khu vực cầu Bình Tiên. Một số khác xuất hiện ở ngã tư đường Hậu Giang, Minh Phụng và các khu kế cận như khu Bải Sậy, hãng dệt Nam Á, Lò Gốm. một lực lượng Việt Nam Cộng Hòa vào buổi sáng được tăng viện tới khu này mới làm giảm được áp lực Việt Cộng và dồn họ vào khu Lò Gốm. Vào lúc 13 giờ 00 phi cơ trực thăng bắt đầu xạ kích khu này. Tình hình tại Quận 8 cũng rất khẩn trương. Trong buổi chiều, khu trục cơ oanh kích vào một vài địa điểm tại đây. Ngày 9 tháng 5/1968, một mặt trận mới mở ra ở vùng Khánh Hội. Việt Cộng tập trung quân tại vùng Tân Thuận Đông uy hiếp Quận 4. Dân chúng quận này ùn ùn kéo vào nội thành lánh nạn vào buổi sáng sớm ngày 9 tháng 5. Một mặt trận mới nữa được mở ra tại Tân Thới Hiệp Gò Vấp nhưng lực lượng Việt Cộng bị quân Nhảy Dù chận đánh khiến họ bị thiệt hại nặng và phải bỏ ý định xâm nhập vàp thành phố qua ngã này. Trận này đến ngày 11 tháng 5 mới chấm dứt hẳn. Lúc bấy giờ mặt trận Chợ Lớn trở nên gây cấn. Tình hình buổi sáng cho thấy ở đây có 3 mặt trận chánh:
Cũng vì tình hình khẩn trương này, lần đầu tiên người ta thấy lực lượng Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến trong thành phố. Các lực lượng Biệt Động Quân VNCH có chiến xa của Sư Đoàn 9 Hoa Kỳ yểm trợ hồi 09 giờ 00 sáng mở một cuộc phản công dữ dội vào khu Minh Phụng. Cùng lúc đó, nhiều trực thăng võ trang xạ kích yểm trợ. Nhiều đám cháy đã bốc lên tại khu vực này tới chiều vẫn chưa tắt. Đêm khuya, vào lối 04 giờ 00 sáng rạng ngày 10 tháng 5/1968, Việt Cộng lại pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất trên 10 quả đạn hoả tiểễn 122 ly. Ngày 10 tháng 5/1968, mặt trận Khánh Hội trở nên trầm trọng vào đêm 9 tháng 5. Vào buổi sáng sớm ngày 10 tháng 5, chiến xa Hoa Kỳ và bộ binh tiến vào nằm bố trí 2 bên cầu Tân Thuận. Mặt trận Cầu Chữ Y trở nên căng thẳng vào quá trưa khiến khu trục cơ phải oanh kích liên tục từ 14 giờ 00 mãi đến 18 giờ 00. Tiếng súng nổ suốt đêm với nhiều đám cháy cao ngất tại khu vực này. Trong khi đó mặt trận Minh Phụng vẫn tiếp diễn suốt ngày rất ác liệt. Một sự kiện cũng được ghi nhận là vào buổi trưa cầu tạm Saigon - Thị Nghè bị sập vì sức nặng của một xe thiết giáp Mỹ đi qua. Ngày 11 tháng 5/1968, Mặt trận Cầu Chữ Y tiếp diễn sôi nổi suốt ngày. Vào buổi sáng, một lực lượng của Sư Đoàn 9 Hoa Kỳ có chiến xa yểm trợ đã vượt Cầu Chữ Y xung phong vào các phố Phạm Thế Hiển, Âu Dương Lân. Một cuộc ác chiến đã xảy ra tại đây mãi gần tối quân đội đồng minh mới làm chủ được tình thế và giải vây cho một lực lượng bạn bị Việt Cộng vây cố thủ trong trường trung học La San. Cho đến tối, các đám cháy tại vùng này vẫn còn rất cao. Tại mặt trận Chợ Lớn gồm các khu vực Minh Phụng, đường 46, đường Phú Thọ tình hình tạm yên. Quân đội chánh phủ đã làm chủ được tình thế tại đây. Vào buổi chiều, một lực lượng Biệt Động Quân tiến về Bình Thới miệt Phú Thọ Hòa đã gặp sức chống trả khá mạnh của Việt Cộng. Các binh sĩ Biệt Động Quân gọi khu trục cơ và trực thăng võ trang xạ kích. Kế đó 4 phi tuần phản lực tới dội bom 350 kg. Khi trời tối sẩm dưới ánh hoả châu, lực lượng Biệt Động Quân đã tiến lên và làm chủ được chiến trường Bình Thới vào khoảng 23 giờ đêm. Ngày 11 tháng 5/1968. Đây là ngày ghi dấu các trận phản công quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Đồng minh. Cũng vào ngày này, Sư Đoàn Sinh Viên Bảo Vệ Thủ đô được thành lập. Ngày 12 tháng 5/1968. Biệt Động Quân tái lập trọn quyền kiểm soát khu vực Quận 5 và 6 tại Chợ Lớn. Đến lúc trời sáng, quân đội chánh phủ mở một cuộc hành quân cuối cùng vào vùng Cầu Chữ Y mãi tới trưa các ổ kháng cự cuối cùng của Việt Cộng mới bị thanh toán. Vào buổi chiều trước khi trời tối, Việt Cộng bắn một vài quả đạn bích kích pháo 82 ly rớt xuống hẻm số 340B đường Đỗ Thành Nhân. Ban đêm, Việt Cộng còn đột kích phá hoại được một thành cầu xa lộ gần Saigon. Kể từ ngày 5 đến 12 tháng 5/1968 những tổn thất nhân mạng được ghi nhận như sau tại Biệt khu thủ đô: Việt Cộng:
Việt Nam Cộng Hòa và các lực lượng đồng minh:
CÁC TRẬN CHIẾN TRONG ÐỢT 2
Trong thời kỳ này, có hai mặt trận rõ rệt xảy ra, một ở tại phía Bắc thủ đô (khu Gia Định) và một tại phí Nam (vùng Chợ Lớn). Tại phía Bắc Thủ đô, Phân Khu 1 và 5 Việt Cộng đã điều động cả 2 trung đoàn: Đồng Nai và Quyết Thắng. Trung Đoàn Đồng Nai gồm có Tiểu Đoàn K3 và K4, và Trung đoàn Quyết Thắng gồm có Tiểu Đoàn Quyết Thắng 1 và Quyết Thắng 2 cùng một số đặc công phân tán thành từng bộ phận nhỏ. Trung Đoàn Đồng Nai lặng lẽ xâm nhập qua các kẻ hở của vòng đai phòng thủ vào từ ngày 23 tháng 5/1968, nhưng thực sự tới ngày 25 tháng 5 họ mới phát động trận đánh. Đúng ra, Việt Cộng chưa muốn đánh sớm nhưng vì sự xâm nhập của họ đã bị bại lộ. Khởi sự, Việt Cộng đã từ vùng An Phú Đông xâm nhập vào thành phố Gia Định để đưa bộ chỉ huy nhẹ của Trung Đoàn Đồng Nai với Tiểu Đoàn K3 Phú Lợi vào trước. Toán quân này đã len lõi vào tới khu chùa Tập Thành thuộc Ấp 7. Họ đợi có nhiều cán binh Việt Cộng khác xâm nhập thêm để rồi từ vùng này băng qua cầu tiến tới vùng Bà Chiểu, vượt đường Bùi Hữu Nghĩa qua Ấp 4 xã Bình Hòa, vào đường Trần Nhật Duật để làm đà vọt vào Quận 1 ở Saigon. Nhưng khi họ đến chùa Tập Thành thì bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa phát giác. Liền ngay đó, các lực lượng chánh phủ được điều động đến ngăn chận và mở cuộc hành quân tảo thanh cho nên chiến sự đã chỉ hạn chế trong khu Ấp 7, khu cầu Sơn, cầu Băng Ky, Cây Quéo và Cây Thị. Mặt trận Cầu Băng Ky trong mấy ngày đầu kết thúc ngay vì Việt Cộng không có bao nhiêu, nên đã bị Thủy Quân Lục Chiến thanh toán lẹ làng. Đó cũng là vì lực lượng chánh của Việt Cộng đã dồn sâu vào bên trong thành phố, còn tại nơi đây họ chỉ có một số ít quân để bảo vệ đường xâm nhập cho các lực lượng chi viện của họ vào. Trong khi đó, lực lượng Nhảy Dù đã gặp một sức chống trả mảnh liệt của Việt Cộng ở khu chùa Tập Thành. Việt Cộng đã tổ chức hầm hố quyết tử thủ khu vực này. Mãi sau 13 ngày giao tranh ác liệt, tức là vào ngày 5 tháng 6/1968 thì quân đội chánh phủ mới kiểm soát được khu vực chùa Tập Thành. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 (còn tiếp)
|