Một thoáng…Hoàng Hoa…!!!
Kính tặng đến các Đồng Đội, các Chiến Hữu một thời lửa đạn cùng với người Em Gái Hậu Phương của khung trời Hoàng Hoa Thám, Chợ Sư Đoàn Nhảy Dù (MĐ 94).
Măn khóa từ Trung Tâm Huấn Luyện Đồng Đế (Nha Trang) giă từ những ngày nắng cháy da người, những đêm di hành dă trại, những nhọc nhằn trong huấn luyện để những chàng trai trẻ trở thành người chiến binh. Những Sĩ Quan Trung Đội Trưởng đă sẵn sàng tung cánh khắp bốn vùng Chiến Thuật… Tôi cùng bốn người bạn về Binh Chủng Nhảy Dù gồm có: Tuyến (TĐ1ND tử trận tại Thường Đức,1974) Thuận (Đại Đội 3Trinh Sát Nhảy Dù, hiện ở Oregon), Hữu (TĐ8ND, hiện ở Oklahoma) và tôi, Thiện ĐĐ94/TĐ9ND… C̣n một người bạn cùng khóa về chung nhưng đă bị loại v́ sức khỏe khi khám để học dù, rất tiếc tôi đă không c̣n nhớ tên người bạn ấy, xin lỗi bạn nhé. Nói chung khóa của tôi về Binh Chủng Nhảy Dù chỉ có năm người, một bị loại v́ sức khỏe, một tử trân, nay c̣n liên lạc được ba kể cả tôi. Thắm thoát đến nay đă hơn 40 năm, mỗi lần nghĩ đến th́ những h́nh ảnh ngày xưa ấy hiện về như mới ngày hôm qua… Sau khi tŕnh diện Bộ Tư Lệnh, chúng tôi được chuyển về Khối Bổ Sung để chờ khám sức khỏe học Nhảy Dù… Và cũng từ đó những ngày tháng “lang thang” nơi Chợ Sư Đoàn bắt đầu vào mỗi khi đơn vị về Hậu Cứ nghỉ “chỉnh bị”… Chợ Sư Đoàn, một danh xưng nghe “ngồ ngộ” nhưng lại rất quen thuộc với những ai đă từng là Lính Nhảy Dù. Trại Hoàng Hoa Thám bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù có hậu cứ của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, Đại Đội 1 Trinh Sát Nhảy Dù, Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Công Binh, Tiểu Đoàn Truyền Tin, Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Nhảy Dù cùng các đơn vị của Tiểu Đoàn Yểm Trợ, Tiểu Đoàn Quân Y. Đặc biệt có Bệnh Viện Đỗ Vinh, có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, có Ngôi Chùa mang tên Hưng Pháp, gần với hậu cứ Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù và Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù. Chợ Sư Đoàn gồm có một ngôi chợ nhỏ để các thân nhân như vợ con lính cư ngụ trong Trại Gia Binh Hoàng Hoa Thám có điều kiện sinh hoạt mua bán hàng ngày. Có hai dăy nhà bán Café, quán cơm, bán bánh ḿ, tiệm may v.v… dọc theo kéo dài đến cổng hàng rào vào Doanh Trại như Bệnh Viện Đỗ Vinh, sân banh, Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù v.v… Quán cơm nổi bật nhất tên là Mai Lan, quán Café “ông già cơm tấm”, quán Café Bà Tán, quán Café hai chị em Ngọc, Ngà, quán Café bánh ḿ của cô Oanh (con ông Quế), tiệm may Tuấn, tiệm may Sơn, bàn Bida O Hội, bàn Bida bà Dung… Và có một ngôi Thánh Đường Micae (Nhà Thờ của SĐND), mái trường mang tên Thống Nhất do Cố Linh Mục Vũ Ngọc Đáng sáng lập và làm Hiệu Trưởng cho đến ngày “lịch sử sang trang”.
Cũng từ ngôi trường này và ngôi chợ nhỏ tên là Chợ Sư Đoàn, các cô nữ sinh bén duyên với các chàng Chiến Binh Nhảy Dù, có mối t́nh bền vững keo sơn cho đến tận ngày hôm nay, có những mối t́nh dang dỡ nửa chừng v́ chàng đă hy sinh đền nợ núi sông… Đó là điều khắc nghiệt nhất của chiến tranh mà người Lính phải chấp nhận. Tôi, quê măi tận Miền Trung nên bạn bè, người thân đều ở xa nên mỗi khi đơn vị về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, ngoài những giây phút vui chơi cùng đồng đội, tôi thường ra Chợ Sư Đoàn uống café, ăn sáng, ăn trưa… Rồi thật t́nh cờ, tôi dừng chân bên quán café bánh ḿ của “cô bé” nữ sinh Thống Nhất, có giọng nói ”bắc kỳ” dễ thương và nụ cười hồn nhiên. Dần dần tôi trở thành khách hàng quen thuộc, thậm chí ghi sổ nợ mỗi khi cuối tháng, rồi sẽ trả vào ngày đầu tháng khi lĩnh lương. ”Cô bé” rất có cảm t́nh với tôi, mỗi lần ghé quán uống café, “cô bé” đem café ra bàn và bắt chuyện hỏi thăm…Có lần, tôi nghe được tiếng gọi của của mẹ “cô bé”: “Oanh à! Vào đây mợ nhờ tí việc!!!”… Có lẽ mẹ của “cô bé” để ư mỗi lần tôi đến quán uống café là “cô bé” rề rề lại nói chuyện nên mẹ của “cô bé” e ngại rằng “t́nh cảm” đến sớm. Lúc đó “cô bé” vẫn c̣n đi học… Thật t́nh lúc đó tôi chỉ coi “cô bé” như một người em gái nhỏ, “cô bé” rất thông cảm với đời lính, có lẽ bố của “cô bé” cũng là lính Nhảy Dù nên rất dễ hiểu về đời lính. Có những lần tôi cùng bạn bè ăn sáng, uống café và tôi ghi sổ… rồi khi có dịp thanh toán trả tiền, tôi mới chợt nhận ra là “cô bé” chỉ ghi nợ 50% số tiền thiếu. Gần nhất khi đơn vị từ căn cứ B́nh Minh về hậu cứ nghỉ chỉnh bị và nhận lệnh lên đường thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp, Vũng Tàu vào đầu tháng 07/1974. Sau năm tuần lễ huấn luyện, đơn vị về hậu cứ khoảng hơn một tuần, rồi lại vội vả lên đường hành quân. Đó là mặt trận Thường Đức (8/1974). Đời lính là như thế, rày đây , mai đó, tối hôm qua c̣n uống café bánh ḿ Chợ Sư Đoàn, hôm nay đă có mặt nơi tuyến đầu, giải tỏa Quận Lỵ Thường Đức nơi bị Cộng Quân tiến chiếm.
Theo chân đơn vị, Trung đội 3/ ĐĐ94ND do tôi chỉ huy tiến chiếm mục tiêu trong những ngày đầu đơn vị khai hỏa…Trong lúc xung phong tiến chiếm ngọn đồi “lưng ngựa” 383 do đơn vị chỉ định chẳng may một trái đạn cối của địch bắn vào đội h́nh Trung Đội, tôi bị thương và người lính mang máy truyền tin là Hạ Sĩ Ḥa tử trận. Tôi chỉ kịp nghe tiếng Hạ Sĩ Ḥa kêu lên:”Em bị thương rồi ông Thầy ơi” ( trong binh chủng Nhảy Dù, Trung Đội Trưởng thường được những người lính trong Trung Đội gọi là ông Thầy). Sau này tôi biết được là Hạ Sĩ Ḥa nhà ở trong Trại Gia Binh Hoàng Hoa Thám, là bạn cùng khóa với MĐ 90. Như vậy thêm một món nợ ân t́nh về Hoàng Hoa Thám. Có thể Hạ Sĩ Ḥa đă hứng chịu hết những mảnh đạn oan nghiệt đó để tôi được sống cùng các người lính trong Trung Đội 3/ĐĐ 94 đă hy sinh trong trận chiến này. Tôi viết những ḍng chữ này như một nén nhang tưởng niệm đến các đồng đội đă hy sinh v́ đất nước. Sau này do một dịp rất t́nh cờ MĐ Lém 94 đă t́m gặp mộ của Hạ Sĩ Ḥa chôn tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa. Mộ của Hạ Sĩ Ḥa đă được MĐ Bùi Đức Lạc gởi tiền về cho MĐ Lém trùng tu lại năm 2010. Tôi cũng thay mặt Hạ Sĩ Ḥa gởi lời cảm ơn đến MĐ Bùi Đức Lac, đă không quên các đồng đội nằm lạnh lẽo, hoang tàn, không người chăm sóc trong NTQĐBH.
Bị thương và tôi được di tản về Bệnh Viện Đỗ Vinh điều trị, nằm tại Pḥng Sĩ Quan, lầu 1, sát cửa sổ. Tôi là một trong những Sĩ Quan Trung Đội Trưởng của Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù bị thương đầu tiên khi Tiểu Đoàn 9 khai hỏa tại Mặt Trận Thường Đức (08/1974). Ngày hôm sau có thêm MĐ Bảo Huệ ĐĐ82, MĐ Vinh ĐĐ 94 cũng bị thương chuyển đến nằm chung pḥng… Buổi trưa đang mơ màng tôi thấy thấp thoáng một bộ bà ba trắng, có thêu những bông hồng nhỏ màu đỏ… Rồi có người lay tôi dậy và một khuôn mặt quen thuộc hiện dần ra. Th́ ra là “cô bé” café bánh ḿ đến thăm, với giọng nói lo lắng, “cô bé” hỏi thăm tôi có bị thương nặng lắm không??? Nụ cười hồn nhiên lại nở trên khuôn mặt dễ thương của “cô bé” khi thấy tôi tuy bị thương nhưng vẫn c̣n lành lặn, không quá nghiêm trọng. Quả t́nh lúc đó tôi thật là cảm động v́ t́nh cảm mà “cô bé” đă dành cho tôi, một người lính xa nhà, bị thương, gia đ́nh xa tít tận Miền Trung (nên bạn bè thường chọc là con Bà Phước) và những thăm hỏi lúc này thật vô cùng trân quư. Tôi cảm thấy bớt cô đơn trong đời lính xa quê nhưng tôi chỉ nghĩ “cô bé” như một người em gái hậu phương, t́nh cảm thật là trong sáng… Tôi nằm điều trị tại Bệnh Viện Đỗ Vinh khoảng hai tháng và hầu như “cô bé” đến thăm rất là đều đặn. Sau đó, tôi được Bác Sĩ Sử chuyển lên Tổng Y Viện Cộng Ḥa điều trị tiếp v́ vết thương của tôi không tiện điều trị tại Bệnh Viện Đỗ Vinh. Như vậy thêm một món nợ t́nh nghĩa của Trại Hoàng Hoa Thám…
Rồi thời cuộc biến chuyển, Miền Nam thất thủ, tôi cũng mất liên lạc với trại Hoàng Hoa từ đó. Nơi ấy đăđổi chủ. Người em gái nhỏ cũng không tin tức… Theo thời cuộc, tôi cũng vào chốn lao tù… Rồi những tháng ngày lang thang nơi Sàig̣n t́m đường ra đi… Rồi may mắn cũng mỉm cười, tôi đến được bến bờ tự do, gặp lại các bạn bè, đồng đội cũ cùng nhau sinh hoạt, nhắc nhớ đến một thời lửa đạn, cố gắng đóng góp chút t́nh nghĩa cho các bạn bè, đồng đội c̣n kém may mắn nơi quê nhà… Mỗi năm, cứ gần đến ngày Đại Hội Nhảy Dù, chúng tôi thường điện thoại cho nhau như thăm hỏi, đốc thúc và nhắc nhau nhớ về tham dự Đại Hội để có dịp gặp nhau, kể chuyện ngày xưa, ngày nay…
Buổi sáng cuối tuần, chuông điện thoại reng và tôi biết đó là phone của MĐ Bảo Huệ: :
- Alo, Thiện đây! Ôn có khỏe không? và Mệ có khỏe không? Bảo Huệ trả lời: Ôn th́ khỏe, c̣n Mệ đó là Mệ nào mới được chứ?
- Th́ Mệ nào cũng là Mệ đó Ôn ơi!
- Có tin vui, cho Thiện nè?
- Tin ǵ vậy? Ôn.
- C̣n nhớ “cô bé”café bánh ḿ ở Chợ Sư Đoàn không?
- Nhớ chứ Ôn, làm sao quên được khi ḿnh thường uống Café ghi sổ!
- Đại Hội 33 này tại Atlanta sẽ có mặt Oanh ( là tên “côbé” café bánh ḿ) Thiện có cần lấy số phone để gọi thăm hỏi không?
- Cảm ơn Ôn, cứ để tự nhiên khi gặp nhau th́ sẽ ngạc nhiên nhiều hơn, nếu c̣n duyên th́ c̣n gặp. OK?
- Ok! Cho Ôn gởi lời thăm bà xă và cháu.
- Ḿnh cũng vậy, chúc Ôn và Mệ sức khỏe. bye bye!
Nếu quả đúng như MĐ Bảo Huệ báo tin th́ thật là quả đất này tṛn. Tôi và vợ con đi tham dự Đại Hội 33 Nhảy Dù tổ chức tại Georgia, Atlanta. Tại Đại Hội 33, tôi đă có cơ hội gặp lại “cô bé” café bánh ḿ ngày xưa mà c̣n gặp thêm các cô ở Chợ Sư Đoàn như Mai, Lan, Hường, Hương, Thu, Cúc v.v… Nghe “cô bé” kể, sau này nàng lấy chồng cũng là một Sĩ Quan Pháo Binh Nhảy Dù, rồi cũng định cư tại Mỹ nhưng phu quân của nàng đă “vắn số” v́ một tai nạn tại VN khi về thăm quê. Xin chia buồn.
Sau khi Đại Hội trở về nhà, tôi có thời gian kể thêm với vợ con tôi về những tháng ngày chinh chiến của thời trai trẻ, xa nhà, bị thương nằm bệnh viện, rất cô đơn v́ người thân ở xa, tận ngoài Miền Trung nhưng nhờ “cô bé” thường đến thăm nom, chăm sóc nên cũng đỡ tủi thân. Nghe xong câu chuyện này, vợ tôi rất cảm phục về những nghĩa cử cao đẹp của “cô bé”( tên Oanh) và tôi nói với vợ tôi rằng:
- Với anh, “cô bé” bây giờ như một người bạn tri kỷ mà anh không bao giờ quên được
Vợ tôi bảo rằng:
-Anh ơi! Em nghe anh Út Đại Sư, anh Kiệt ốm, đều xác nhận là các anh rất “chung” t́nh, t́nh nào cũng “chung” được hết”.
Tôi liền trả lời: Cảm ơn em! Em nói rất đúng. T́nh nào tụi anh cũng “chung “ được cả. Chỉ có vấn đề là tụi anh c̣n sức để “chung” hay không lại là một chuyện khác! Tôi và vợ tôi cùng hiểu và cười.
Trải qua gần bốn mươi năm nhưng những kỷ niệm về đời lính h́nh như chưa bao giờ phai nhạt. Nay gặp nhau nơi đất khách, quê người nhưng t́nh cảm về những ngày xưa đó vẫn đầy ắp. Hoàng Hoa tuy đă là dĩ văng nhưng luôn sống măi trong ḷng những người lính Nhảy Dù. Riêng tôi như một món nợ ân t́nh về Hoàng Hoa Thám của những ngày đầu bỡ ngỡ Áo Hoa, Mũ Đỏ và thật thắm thiết t́nh đồng đội sống chết bên nhau. Không bao giờ quên nhau! NHẢY DÙ CỐ GẮNG, hằng năm cứ mỗi dịp Xuân về, tôi thường kêu gọi các anh em giúp đỡ , đóng góp để gởi về quê nhà tổ chức “Cây Mùa Xuân” như một cách đền đáp những ân t́nh mà ḿnh và các anh em đă trót vay khi c̣n là Lính Áo Hoa, Mũ Đỏ, xung phong nơi tuyến đầu lửa đạn… Chân thành tri ân những đồng đội đă ngă xuống và đă hy sinh phần nào thân thể trong cuộc chiến vừa qua… Hẹn gặp nhau tại Đại Hội 34 tại Austin, Texas với chủ đề “MỘT NGÀY MŨ ĐỎ, MỘT ĐỜI MŨ ĐỎ”.
Kính chúc tất cả Quư Vị nhiều sức khỏe và an b́nh Austin, Texas Một ngày đẹp trời sau cơn mưa lớn Ngày 20 tháng 09 năm 2013 Nhảy Dù Cố Gắng
MĐ Nguyễn Thành Thiện
ĐĐ 94, TĐ 9 Nhảy Dù
|